sau can thiệp
Khi trẻ bị tiêu chảy, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì điều quan trọng không thể thiếu đó là sự chăm sóc của các bà mẹ. Vì vậy, kiến thức đúng về chăm sóc trẻ tiêu chảy là một điều rất cần thiết.
Ăn sam là việc hết sức quan trọng đối với trẻ 4-6 tháng, tốt nhất là nên cho trẻ ăn lúc tháng thứ 6, ở giai đoạn này nhu cầu cơ thể trẻ cần một số chất dinh dưỡng mà trong sữa mẹ không cung cấp đủ [5]. Tuy nhiên việc ăn sam sớm quá hay muộn quá đều không tốt, khi cho ăn sớm quá trẻ dễ mắc tiêu chảy và dẫn đến tử vong bởi vì giai đoạn dưới 4 tháng các men tiêu hoá chưa hoàn thiện nên không có khả năng hấp thu một số chất có trong thức ăn. Nếu cho ăn muộn quá sẽ gây cho trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng và tiêu chảy [30]. Qua kết quả ở biểu đồ 3.5, hơn một nửa số bà mẹ có kiến thức chưa đúng về thời điểm cho trẻ ăn sam là cho ăn sam sớm trước 4 tháng tuổi hoặc ăn sam muộn sau 6 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36.4% và 15.1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2005) là 11% và 17.3%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ về vấn đề này đã thay đổi rất lớn, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng giảm xuống còn 9.1% và kiến thức đúng tăng lên rất cao 90.9%.
Hiện nay, Bộ y tế khuyến cáo là bà mẹ nên cho trẻ bú khoảng 12-18 tháng tuổi, cai sữa sớm hay muộn quá đều không có lợi cho sức khoẻ của trẻ. Với kết quả thu được ở biểu đồ 3.6, trước can thiệp, kiến thức đúng của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ là 47%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Quang Vinh (2005), kiến thức đúng về thời điểm cai sữa là 52.5%. Điều này có thể lý giải là do địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt. Địa bàn nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh là ở một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, nhiều dân tộc ít người, còn gặp khó khăn về kinh tế văn hóa, xã hội trong khi đó, địa điểm nghiên cứu của
51
chúng tôi là một thành phố phát triển, nơi thị trường về sữa rất đa dạng với nhiều chương trình quảng bà lợi ích vượt trội của sữa ngoài vì vậy nhiều bà mẹ có xu hướng sử dụng nguồn thực phẩm này cho trẻ. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, kiến thức của bà mẹ về vấn đề này đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ bà mẹ có lựa chọn đúng về thời điểm cho trẻ cai sữa tăng lên là 86.4%.
Khi trẻ bị tiêu chảy, vấn đề quan trọng là bù lại được lượng nước và điện giải mà trẻ mất do đi ngoài nhiều lần, phân nước do đó dung dịch ORS là dung dịch được WHO lựa chọn để sử dụng cho trẻ tiêu chảy. Việc bù nước và điện giải bằng đường uống là biện pháp quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của chương trình phòng chống tiêu chảy trẻ em [4],[27].Vì vậy kiến thức đúng về vấn đề này sẽ giúp bà mẹ có thể phòng tránh tình trạng mất nước và điện giải cho trẻ. Qua bảng 3.17, tỷ lệ bà mẹ sử dụng dung dịch bù nước đúng cho trẻ mắc tiêu chảy là dung dịch ORS còn thấp chiếm 39.4% trước can thiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Olaniyi A.A.O (2016) là 38.8%, cao hơn nghiên cứu của Bakak A (2014) là 19.35% [32] và thấp hơn kết quả của Trương Thanh Phương (2009) là 84.3%, Trần Đỗ Hùng (2010) là 75.8% và Bùi Dũng (2009) là 52.68% [10]. Lý giải kết quả này có thể là do các bà mẹ chưa tin tưởng vào hiệu quả của việc bù nước và điện giải bằng đường uống và một phần do một số trẻ không thích uống dung dịch ORS. Sau can thiệp, số bà mẹ cho trẻ sử dụng ORS đã tăng hơn, chiếm tỷ lệ 84.8%.
Tác dụng của dung dịch ORS là bù nước và điện giải đã mất do trẻ bị tiêu chảy. Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, hơn một nửa số bà mẹ đã có kiến thức đúng về tác dụng của dung dịch ORS trước can thiệp, chiếm tỷ lệ cao 69.7%, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng(2010) là 65% và nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng (2007) là 58.8% [3]. Sau can thiệp, hầu hết tất cả các bà mẹ đã có kiến thức đúng về tác dụng của dung dịch ORS đối với trẻ tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 98.5%. Với kết quả này chúng tôi chúng tôi hy vọng sẽ giúp tăng niềm tin của các bà mẹ trong việc sử dụng ORS cho trẻ.
52
Cách pha dung dịch ORS là pha cả gói với 1 lít nước sôi nguội. Khảo sát trước can thiệp về loại nước pha và cách pha dung dịch ORS, hơn một nửa các bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề này, tuy nhiên, vẫn còn không ít các bà mẹ có kiến thức chưa đúng lần lượt là 40.9 % và 39.4%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Phan Thị Cẩm Hằng (2007), tỷ lệ bà mẹ pha ORS sai là 41.4% và nghiên cứu của Jamiu M.O (2012) là 39.7% [37]. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng tăng rõ rệt lần lượt là 92.4% và 89.4%. Với kết quả thu được chúng tôi cho rằng cần tăng cường tư vấn để nâng cao kiến thức của các bà mẹ để tránh tình trạng dù bà mẹ có biết dung dịch ORS nhưng lại không biết cách pha đúng liều lượng khiến cho trẻ có thể bị rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là ngộc độc muối rất nguy hiểm, khó điều trị do pha ORS quá đặc.
Khi trẻ bị tiêu chảy thì vấn đề quạn trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị là bù lại được lượng nước và điện giải mà trẻ đã mất do đi ngoài, vì vậy cho trẻ uống dung dịch ORS đúng cách là một việc hết sức quan trọng góp phần giúp trẻ cải thiện tình trạng mất nước và điện giải. Khi các bà mẹ được phỏng vấn về cách cho trẻ uống dung dịch ORS hiệu quả có đến 60.6 % bà mẹ có kiến thức đúng về cách cho trẻ uống ORS là uống từ từ, ít một bằng thìa nhưng vẫn còn không ít bà mẹ không biết chiếm 39.4% trước can thiệp, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Aniza Mohsin (2012), tỷ lệ bà mẹ cho trẻ uống đúng là 37.7% [31] , có thể do có sư khác biệt về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, sau can thiệp, chỉ có 10.6% bà mẹ không biết cách cho trẻ uống ORS đúng.
Nôn là một triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bị tiêu chảy và khi bà mẹ không biết cách cho trẻ uống ORS làm trẻ nôn nhiều hơn vì thế mà không ít bà mẹ đã ngừng không cho trẻ uống tiếp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có đến 31 bà mẹ chiếm 47% là không cho trẻ uống tiếp. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ, làm trẻ mất nước càng nặng hơn và có thể dẫn tới tử vong do mất nước và điện giải. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Shireen Q.B (2015) là 36% [49]. Tuy nhiên, sau khi được hướng dẫn tư vấn, kiến thức của các bà mẹ đã thay đổi đáng kể, 97% bà mẹ biết cách xử trí khi trẻ nôn.
53
Thời gian bảo quản đúng dung dịch ORS là trong 24 giờ, nếu để quá 24 giờ sẽ không tốt vì tăng nguy cơ nhiễm bẩn từ môi trường bên ngoài, ngược lại nếu bảo quản chỉ trong 6 giờ sẽ rất lãng phí. Trước can thiệp, nghiên cứu trên 66 bà mẹ, có 45 bà mẹ chiếm 68.2% biết đúng thời gian bảo quản dung dịch ORS. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng (2010) là 72.4% [16]. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng tăng rõ rệt chiếm tỷ lệ 97%.
Dung dịch thay thế ORS là dung dịch có tỷ lệ các thành phần gần giống dung dịch ORS. Theo hướng dẫn xử trí trẻ tiêu chảy của Bộ Y tế năm 2009, các dung dịch thay thế ORS là nước cháo muối, nước muối đường và nước dừa non. Với kết quả thu được ở bảng 3.21, trước can thiệp, dung dịch thay thế được bà mẹ chọn nhiều nhất là nước gạo rang chiếm 57,6%. Điều này được lý giải là có thể do các bà mẹ bị ảnh hưởng bởi một số quan điểm của thế hệ trước và tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về các dung dịch thay thế là 60.7% (bao gồm nước cháo muối, nước muối đường và nước dừa non), tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng (2007) là 57.6% [3]. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết về 3 dung dịch thay thế đúng tăng lần lượt là 77.3%, 72.7% và 80.3%. Qua kết quả thu được, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục, thậm chí cần hướng dẫn các bà mẹ về các dung dịch thay thế ORS tại nhà cũng như cách pha chế các loại dịch đó đúng cách để chương trình phòng chống tiêu chảy và điều trị mất nước đạt hiệu quả như mong muốn.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của chăm sóc và điều trị tiêu chảy là ăn như thường ngày, không ăn kiêng và sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để trẻ mau hồi phục và dự phòng suy dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước can thiệp, chỉ có 28.8% các bà mẹ có kiến thức đúng về chế độ ăn. Đa số các bà mẹ cho rằng nên ăn ít hơn để đường ruột của trẻ được nghỉ ngơi hoặc cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ mau khỏi bệnh (chiếm tỷ lệ là 39.4% và 31.8%) và cho trẻ ăn kiêng 62.1%. Kết quả của chúng tôi phù hợp nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng (2007), 34.1% bà mẹ có kiến thức đúng về chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Gái & cộng sự (2011), là 68.87% [12]. Kiến thức của bà mẹ về
54
chế độ ăn đã thay đổi nhiều sau khi được tư vấn, chế độ ăn đúng chiếm tỷ lệ cao 80.3% và 81.8% bà mẹ không cho trẻ ăn kiêng. Qua đó cho thấy cần phải tăng cường tuyên truyền giáo dục các bà mẹ cho trẻ ăn đúng cách khi bị tiêu chảy bởi thói quen không cho trẻ ăn đủ chất hoặc ăn ít hơn bình thường, thậm chí không cho ăn vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn, đã làm giảm hiệu quả điều trị tiêu chảy.
Một nguyên tắc cơ bản nữa trong chăm sóc và điều trị trẻ tiêu chảy là cách phát hiện những dấu hiệu để đưa trẻ đến cơ sở y tế, điều này sẽ giúp bà mẹ nhận biết tình trạng thực tế của trẻ và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế, hạn chế trẻ đến cơ sở y tế trong tình trạng bệnh nặng. Trước can thiệp, nhìn chung kiến thức đúng của các bà mẹ chưa thực sự tốt, dấu hiệu quấy khóc, kích thích 47%, khát nhiều 31.8%, nôn