Bảng 3.27: Xếp loại chung về kiến thức bệnh tiêu chảy của bà mẹ trước và sau can thiệp
Xếp loại Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Kiến thức tốt (≥80%) 0 0 31 47 Kiến thức khá (từ 65 – 79%) 1 1.5 30 45.5 Kiến thức trung bình (từ 50 – 64%) 22 33.3 5 7.6 Kiến thức kém (< 50%) 43 65.2 0 0 Tổng 66 100 66 100
Với kết quả nghiên cứu thu được chúng tối xếp loại kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trước can thiệp là tỷ lệ bà mẹ đạt loại khá 1.5%, loại trung bình 33.3% và loại kém 65.2%. Sau can thiệp, loại tốt 47%, loại khá 45.5% và loại trung bình 7.6%, không có loại kém.
Bảng 3.28: Điểm trung bình chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trước và sau can thiệp
Điểm đánh giá Thấp nhất Cao nhất Điểm TB (X ± SD) p Trước can thiệp 12 40 24.74 ± 6.46
< 0.001 Sau can thiệp 32 56 44.63 ± 5.63
45
Trước can thiệp, điểm trung bình chung về bệnh bệnh tiêu chảy là 24.74 ± 6.46 (dao động từ 12 điểm đến 40 điểm) và sau can thiệp cao hơn là 44.63 ±
5.63(dao động từ 32 điểm đến 56 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
46
Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi của bà có con dưới 5 tuổi là một trong các yếu tố giúp bà mẹ có thái độ trong chăm sóc, phòng bệnh và xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Qua kết quả thu được ở bảng 3.1, đa phần các bà mẹ trong nghiên cứu nằm trong độ tuổi sinh đẻ, nhóm tuổi 18 – 30 tuổi: 62.1%, 31- 35 tuổi: 22.7%. Đây là độ tuổi tương đối trưởng thành và là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu những kiến thức về bệnh, chăm sóc và phòng bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Trương Thanh Phương (2009) về kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy: nhóm tuổi 18-35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 86.49% [24], kết quả của Phan Thị Bích Ngọc (2007) là 75.1% bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 35 [21], và Trần Phan Quốc Bảo (2011) là 70.3% bà mẹ có độ tuổi dưới 35 tuổi [2].
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại một bệnh viện thuộc địa phận của thành phố nên hầu hết các bà mẹ cư trú tại thành phố và các vùng lân cận quanh thành phố. Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ bà mẹ cư trú ở nông thôn cao hơn thành thị lần lượt là 66.7% và 33.3%. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả của Hoàng Thị Vân Lan (2010), tỷ lệ bà mẹ sống ở nông thôn là 62.5% và thành thị 37.5% [18].
Trình độ học vấn của bà mẹ là một yếu tố quan trọng giúp bà mẹ có khả năng tiếp nhận thông tin tư vấn sức khỏe về chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Qua kết quả thu được biểu đồ 3.1, bà mẹ có trình độ học vấn là phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất 40.9%, phổ thông cơ sở là 39.4%, trung học – đại học là 19.7% và không có bà mẹ trình độ học vấn là tiểu học. Kết quả nay tương đồng với nghiên cứu của Jamiu M.O (2012), tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn phổ thông trung học chiếm cao nhất 58% [37]. Đây có thể một yếu tố thuận lợi giúp làm tăng khả năng tiếp thu thông tin của các bà mẹ.
Về nghề nghiệp của bà mẹ, với kết quả thu được ở biểu đồ 3.2 cho thấy, bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao là 27.3%. Kết quả này cao hơn kết quả của các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Tập thể điều dưỡng viên khoa nhi
47
Châu Đốc (2015), tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân là 8.98% [11]. Điều này có thể được lý giải là do Nam Định là thành phố đang phát triển với nhiều khu công nghiệp trên địa bàn và nghiên cứu được tiến hành ở bệnh viện tuyến tỉnh nên hầu hết các bà mẹ sống ở các vùng ngoại thành và thành phố.
Theo kết quả ở bảng 3.2, đa số bà mẹ trong nghiên cứu có từ 1 – 2 con chiếm tỷ lệ cao là 81.8%, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Phan Quốc Bảo (2011) khi nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy, tỷ lệ bà mẹ có từ 1 đến 2 con cao nhất là 76.27% [2] và nghiên cứu của Desalegne Amare (2015), là tỷ lệ các bà mẹ có từ 1 – 2 con là cao nhất 46.7% [35]. Đây là một điều đáng mừng, nó cho thấy Nam Định đang thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình để nuôi dậy con được tốt hơn.
Trong nghiên cứu, nguồn thông tin tư vấn giáo dục sức khỏe từ cán bộ y tế là nguồn thông tin các bà mẹ tin tưởng và mong muốn nhận được nhiều nhất, chiếm tỷ lệ là 71.2%, kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả của Nguyễn Quang Vinh (2005) là tỷ lệ bà mẹ muốn nhận thông tin từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 51% [30]. Bởi vì cán bộ y tế là những đối tượng truyền đạt thông tin tư vấn về kiến thức bệnh tiêu chảy sâu rộng và dễ nắm bắt nhất.
Với kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy lần đầu chiếm tỷ lệ cao hơn 62.1%, mắc từ 2 lần trở lên là 37.9%. Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, bên cạnh những trẻ được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao 77.3% vẫn còn không ít trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là 22.7%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nam Định năm 2014 là tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao trên 90%. Có thể lý giải điều này là do trẻ bị ốm nên các bà mẹ chưa cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Chúng tôi cho rằng, nhân viên y tế cần cung cấp cho các bà mẹ về lợi ích và lịch tiêm chủng để bà mẹ có thể cho trẻ đi tiêm chủng sớm sau khi khỏi bệnh.
48
4.2. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em sau can thiệp sau can thiệp
Tiêu chảy là một bệnh phổ biến ở trẻ em, có tỷ lệ mắc và tỷ vong cao. Vì vậy, để giảm tỷ lệ tử vong thì điều trước tiên các bà mẹ phải biết cách phát hiện bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa là: Tiêu chảy là đi ngoài 3 hoặc trên 3 lần trong ngày (24 giờ) phân lỏng hoặc nhiều nước [5]. Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa tiêu chảy giúp các bà mẹ có thể phát hiện bệnh của trẻ sớm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy, trước can thiệp, hơn một nửa số bà mẹ có kiến thức đúng, chiếm tỷ lệ là 56.1%, ngoài ra cũng có không ít bà mẹ có kiến thức chưa đúng 43.9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Tập thể điều dưỡng khoa nhi Châu Đốc (2015), tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy là 38.77% [11], có thể do các bà mẹ tham gia trong nghiên cứu này có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu là phổ thông cơ sở và tiểu học, trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi, các bà mẹ có trình độ văn hóa phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, sau khi được can thiệp bằng giáo dục, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng đã tăng lên là 90.9% và tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng giảm xuống còn 9.1%.
Năm 1978, Tổ chức y tế Thế giới đã thiết lập chương trình toàn cầu phòng chống bệnh tiêu chảy nhằm hai mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ [26]. Để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh các bà mẹ cần biết cách để phòng bệnh cho trẻ. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi các bà mẹ phải có kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Theo kết quả nghiên cứu thu được về nguyên nhân gây bệnh: trước can thiệp, trong bốn nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, chỉ có nguyên nhân do virus và vi khuẩn là bà mẹ biết nhiều, chiếm tỷ lệ lần lượt là 42.4% và 43.9%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ được cải thiện đáng kể, cụ thể là: Virus là 75.8%, vi khuẩn là 84.4%, ký sinh trùng là 63.3% và nấm là 56.1%. Với kết quả như vậy, chúng tôi mong muốn các bà mẹ có thể chủ động trong công tác phòng bệnh cho trẻ.
Yếu tố nguy cơ là tất cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh có liên quan đến
49
việc hình thành, diễn biến của bệnh trong quần thể [30]. Trước can thiệp, yếu tố nguy cơ các bà mẹ biết nhiều là yếu tố thức ăn không nấu chín, để nguội, ôi thiu, không hợp vệ sinh và sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm tỷ lệ lần lượt là 63.6% và 72.7% kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu Nguyễn Quang Vinh (2005) là 70.7% [30]. Mặt khác, yếu tố nguy cơ bà mẹ biết ít nhất là trẻ dưới 2 tuổi là 22.7%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ được cải thiện rõ rệt: yếu tố nguy cơ trẻ dưới 2 tuổi là 62.1%, suy dinh dưỡng là 77.3% và vệ sinh cá nhân môi trường kém 77.3%.
Phỏng vấn 66 bà mẹ về hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ cho rằng bệnh tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải là cao nhất 47%, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Loan(2011), 76.1% bà mẹ biết hậu quả của tiêu chảy là gây mất nước và điện giải [19]. Sau can thiệp, kiến thức đúng của các bà mẹ đã có những thay đổi rõ rệt: mất nước điện giải 83.3%, suy dinh dưỡng 51.5% và tử vong 50%. Điều này chứng tỏ các bà mẹ đã dần ý thức được mức độ nghiêm trọng mà bệnh tiêu chảy gây ra và chúng tôi hy vọng rằng các bà mẹ sẽ chủ động hơn trong chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ.
Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải, do đó kiến thức về các dấu hiệu mất nước rất quan trọng, điều này giúp các bà mẹ đánh giá được tình trạng của trẻ để từ đó đưa ra cách xử trí cũng như các biện pháp chăm sóc đúng hạn chế các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết đến các dấu hiệu mất nước chính còn thấp cụ thể dấu hiệu nếp véo da chỉ có 12.1% bà mẹ biết, dấu hiệu vật vã, kích thích là 27.3% và dấu hiệu uống nước là 54.5%. Các tỷ lệ này tăng cao sau khi bà mẹ được can thiệp giáo dục sức khỏe, dấu hiệu nếp véo da là 65.2%, vật vã kích thích là 65.2% và uống nước là 72.7%.
Điểm trung bình kiến thức về bệnh tiêu chảy ở trẻ em của các bà mẹ tăng sau can thiệp (19.09 ± 3.55, dao động từ 12 đến 27 điểm) so với trước can thiệp là (10.5 ± 2.9, dao động từ 5 đến 16 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
50
0.001. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy.
4.3. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ tiêu chảy sau can thiệp sau can thiệp
Khi trẻ bị tiêu chảy, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì điều quan trọng không thể thiếu đó là sự chăm sóc của các bà mẹ. Vì vậy, kiến thức đúng về chăm sóc trẻ tiêu chảy là một điều rất cần thiết.
Ăn sam là việc hết sức quan trọng đối với trẻ 4-6 tháng, tốt nhất là nên cho trẻ ăn lúc tháng thứ 6, ở giai đoạn này nhu cầu cơ thể trẻ cần một số chất dinh dưỡng mà trong sữa mẹ không cung cấp đủ [5]. Tuy nhiên việc ăn sam sớm quá hay muộn quá đều không tốt, khi cho ăn sớm quá trẻ dễ mắc tiêu chảy và dẫn đến tử vong bởi vì giai đoạn dưới 4 tháng các men tiêu hoá chưa hoàn thiện nên không có khả năng hấp thu một số chất có trong thức ăn. Nếu cho ăn muộn quá sẽ gây cho trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng và tiêu chảy [30]. Qua kết quả ở biểu đồ 3.5, hơn một nửa số bà mẹ có kiến thức chưa đúng về thời điểm cho trẻ ăn sam là cho ăn sam sớm trước 4 tháng tuổi hoặc ăn sam muộn sau 6 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36.4% và 15.1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2005) là 11% và 17.3%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ về vấn đề này đã thay đổi rất lớn, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng giảm xuống còn 9.1% và kiến thức đúng tăng lên rất cao 90.9%.
Hiện nay, Bộ y tế khuyến cáo là bà mẹ nên cho trẻ bú khoảng 12-18 tháng tuổi, cai sữa sớm hay muộn quá đều không có lợi cho sức khoẻ của trẻ. Với kết quả thu được ở biểu đồ 3.6, trước can thiệp, kiến thức đúng của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ là 47%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Quang Vinh (2005), kiến thức đúng về thời điểm cai sữa là 52.5%. Điều này có thể lý giải là do địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt. Địa bàn nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh là ở một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, nhiều dân tộc ít người, còn gặp khó khăn về kinh tế văn hóa, xã hội trong khi đó, địa điểm nghiên cứu của
51
chúng tôi là một thành phố phát triển, nơi thị trường về sữa rất đa dạng với nhiều chương trình quảng bà lợi ích vượt trội của sữa ngoài vì vậy nhiều bà mẹ có xu hướng sử dụng nguồn thực phẩm này cho trẻ. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, kiến thức của bà mẹ về vấn đề này đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ bà mẹ có lựa chọn đúng về thời điểm cho trẻ cai sữa tăng lên là 86.4%.
Khi trẻ bị tiêu chảy, vấn đề quan trọng là bù lại được lượng nước và điện giải mà trẻ mất do đi ngoài nhiều lần, phân nước do đó dung dịch ORS là dung dịch được WHO lựa chọn để sử dụng cho trẻ tiêu chảy. Việc bù nước và điện giải bằng đường uống là biện pháp quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của chương trình phòng chống tiêu chảy trẻ em [4],[27].Vì vậy kiến thức đúng về vấn đề này sẽ giúp bà mẹ có thể phòng tránh tình trạng mất nước và điện giải cho trẻ. Qua bảng 3.17, tỷ lệ bà mẹ sử dụng dung dịch bù nước đúng cho trẻ mắc tiêu chảy là dung dịch ORS còn thấp chiếm 39.4% trước can thiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Olaniyi A.A.O (2016) là 38.8%, cao hơn nghiên cứu của Bakak A (2014) là 19.35% [32] và thấp hơn kết quả của Trương Thanh Phương (2009) là 84.3%, Trần Đỗ Hùng (2010) là 75.8% và Bùi Dũng (2009) là 52.68% [10]. Lý giải kết quả này có thể là do các bà mẹ chưa tin tưởng vào hiệu quả của việc bù nước và điện giải bằng đường uống và một phần do một số trẻ không thích uống dung dịch ORS. Sau can thiệp, số bà mẹ cho trẻ sử dụng ORS đã tăng hơn, chiếm tỷ lệ 84.8%.
Tác dụng của dung dịch ORS là bù nước và điện giải đã mất do trẻ bị tiêu chảy. Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, hơn một nửa số bà mẹ đã có kiến thức đúng về tác dụng của dung dịch ORS trước can thiệp, chiếm tỷ lệ cao 69.7%, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng(2010) là 65% và nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng (2007) là 58.8% [3]. Sau can thiệp, hầu hết tất cả các