Công cụ thu thập số liệu:
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Trương Thanh Phương năm 2009 theo tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế ban hành. Phiếu khảo sát gồm 2 phần: Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu từ câu A1 đến câu A12. Phần 2 gồm 3 nội dung: kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy từ câu B1 đến câu B8, kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy từ câu B9 đến câu B20 và kiến thức của các bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy câu B21.
Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ tại buồng bệnh với cùng nội dung cho 2 lần đánh giá trước can thiệp ( khi vào viện) và sau can thiệp (trước khi ra viện).
23
Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu
Thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu được thực hiện 2 tuần trước khi bắt đầu thu thập số liệu. Tiến hành điều tra thử 15 bà mẹ theo tiêu chuẩn lựa chọn (15 bà mẹ này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó) để xác định tính sát thực, khả năng áp dụng của bộ công cụ thu thập số liệu, phân tích kết quả thu được và hiệu chỉnh bộ công cụ cho sát, đúng với đối tượng nghiên cứu.
Tiến trình thu thập số liệu
- Bước 1: Lựa chọn được 66 bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
- Bước 2: 66 bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ ký vào bản đồng thuận (phụ luc 1) và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát.
- Bước 3: Khảo sát kiến thức của 66 bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em khi nhập viện (trước giáo dục sức khỏe) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 2).
- Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe thông qua cung cấp nội dung kiến thức về bệnh tiêu chảy ở trẻ em và phát tờ rơi (phụ lục 3).
- Bước 5: Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe bằng phiếu khảo sát (phụ luc 2).