các bà mẹ đã biết về các dấu hiệu để đưa trẻ đến cơ sở y tế: quấy khóc, kích thích 93.3%, khát nhiều 84.8%, nôn nhiều 87.9%, ỉa phân máu 66.7% và không đái được 68.2%.
Điểm trung bình kiến thức về chăm sóc trẻ tiêu chảy tăng hơn sau can thiệp (18.86 ± 2.31, dao động từ 13 đến 22 điểm) so với trước can thiệp là (10.42 ± 3.8, dao động từ 3 đến 20 điểm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Kết quả này cho thấy hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ tiêu chảy.
4.4. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tiêu chảy sau can thiệp sau can thiệp
Điều trị tiêu chảy đúng làm giảm nguy cơ tử vong nhưng không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và cơ sở y tế là nơi tốt nhất để điều trị và hướng dẫn các thành viên của gia đình trẻ, giúp họ thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ. Theo tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy, Bộ Y tế đã đưa ra một số các biện pháp để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ như sau: Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng sức đề kháng để trẻ chống lại bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, biện pháp ăn sam đúng thời điểm, đúng nguyên tắc sẽ giúp trẻ thích ứng dần với những nguồn thực phẩm trong tự nhiên và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch
55
cũng là một biện pháp phòng bệnh quan trọng, chủ động tạo kháng thể cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn như sử dụng nước sạch, ăn chín uống sôi, rửa tay, sử dụng thực phẩm tươi và xử lý phân đúng là những biện pháp nhằm ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể trẻ. Nhìn chung, kiến thức đúng về phòng bệnh