sau can thiệp
Tiêu chảy là một bệnh phổ biến ở trẻ em, có tỷ lệ mắc và tỷ vong cao. Vì vậy, để giảm tỷ lệ tử vong thì điều trước tiên các bà mẹ phải biết cách phát hiện bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa là: Tiêu chảy là đi ngoài 3 hoặc trên 3 lần trong ngày (24 giờ) phân lỏng hoặc nhiều nước [5]. Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa tiêu chảy giúp các bà mẹ có thể phát hiện bệnh của trẻ sớm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy, trước can thiệp, hơn một nửa số bà mẹ có kiến thức đúng, chiếm tỷ lệ là 56.1%, ngoài ra cũng có không ít bà mẹ có kiến thức chưa đúng 43.9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Tập thể điều dưỡng khoa nhi Châu Đốc (2015), tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy là 38.77% [11], có thể do các bà mẹ tham gia trong nghiên cứu này có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu là phổ thông cơ sở và tiểu học, trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi, các bà mẹ có trình độ văn hóa phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, sau khi được can thiệp bằng giáo dục, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng đã tăng lên là 90.9% và tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng giảm xuống còn 9.1%.
Năm 1978, Tổ chức y tế Thế giới đã thiết lập chương trình toàn cầu phòng chống bệnh tiêu chảy nhằm hai mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ [26]. Để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh các bà mẹ cần biết cách để phòng bệnh cho trẻ. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi các bà mẹ phải có kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Theo kết quả nghiên cứu thu được về nguyên nhân gây bệnh: trước can thiệp, trong bốn nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, chỉ có nguyên nhân do virus và vi khuẩn là bà mẹ biết nhiều, chiếm tỷ lệ lần lượt là 42.4% và 43.9%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ được cải thiện đáng kể, cụ thể là: Virus là 75.8%, vi khuẩn là 84.4%, ký sinh trùng là 63.3% và nấm là 56.1%. Với kết quả như vậy, chúng tôi mong muốn các bà mẹ có thể chủ động trong công tác phòng bệnh cho trẻ.
Yếu tố nguy cơ là tất cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh có liên quan đến
49
việc hình thành, diễn biến của bệnh trong quần thể [30]. Trước can thiệp, yếu tố nguy cơ các bà mẹ biết nhiều là yếu tố thức ăn không nấu chín, để nguội, ôi thiu, không hợp vệ sinh và sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm tỷ lệ lần lượt là 63.6% và 72.7% kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu Nguyễn Quang Vinh (2005) là 70.7% [30]. Mặt khác, yếu tố nguy cơ bà mẹ biết ít nhất là trẻ dưới 2 tuổi là 22.7%. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ được cải thiện rõ rệt: yếu tố nguy cơ trẻ dưới 2 tuổi là 62.1%, suy dinh dưỡng là 77.3% và vệ sinh cá nhân môi trường kém 77.3%.
Phỏng vấn 66 bà mẹ về hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ cho rằng bệnh tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải là cao nhất 47%, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Loan(2011), 76.1% bà mẹ biết hậu quả của tiêu chảy là gây mất nước và điện giải [19]. Sau can thiệp, kiến thức đúng của các bà mẹ đã có những thay đổi rõ rệt: mất nước điện giải 83.3%, suy dinh dưỡng 51.5% và tử vong 50%. Điều này chứng tỏ các bà mẹ đã dần ý thức được mức độ nghiêm trọng mà bệnh tiêu chảy gây ra và chúng tôi hy vọng rằng các bà mẹ sẽ chủ động hơn trong chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ.
Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải, do đó kiến thức về các dấu hiệu mất nước rất quan trọng, điều này giúp các bà mẹ đánh giá được tình trạng của trẻ để từ đó đưa ra cách xử trí cũng như các biện pháp chăm sóc đúng hạn chế các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết đến các dấu hiệu mất nước chính còn thấp cụ thể dấu hiệu nếp véo da chỉ có 12.1% bà mẹ biết, dấu hiệu vật vã, kích thích là 27.3% và dấu hiệu uống nước là 54.5%. Các tỷ lệ này tăng cao sau khi bà mẹ được can thiệp giáo dục sức khỏe, dấu hiệu nếp véo da là 65.2%, vật vã kích thích là 65.2% và uống nước là 72.7%.
Điểm trung bình kiến thức về bệnh tiêu chảy ở trẻ em của các bà mẹ tăng sau can thiệp (19.09 ± 3.55, dao động từ 12 đến 27 điểm) so với trước can thiệp là (10.5 ± 2.9, dao động từ 5 đến 16 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
50
0.001. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy.