- Hạn chế của nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu ngắn và lấy mẫu thuận tiện nên kết quả thu được ít có giá trị ngoại suy.
- Kiểm soát sai số
Để các thông tin thu thập được có chất lượng tốt nhất, phiếu khảo sát được thiết kế logic, ngôn ngữ đại chúng dễ hiểu để đối tượng nghiên cứu trả lời được. Trước khi điều tra hàng loạt phiếu khảo sát được điều tra thử trên 15 đối tượng; sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp. Số liệu thu thập được nhập 2 lần độc lập.
- Biện pháp khắc phục:
+ Các khái niệm, thuật ngữ rõ ràng.
+ Thiết kế phiếu khảo sát dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời. + Tiến hành phỏng vấn thử để hoàn thiện phiếu khảo sát.
+ Trước khi phỏng vấn; điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng hợp tác đảm bảo được tính trung thực.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích.
27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi và nơi cư trú của bà mẹ
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 18 – 30 tuổi 41 62.1 31 – 35 tuổi 15 22.7 > 35 tuổi 10 15.2 Nơi cư trú Thành thị 22 33.3 Nông thôn 44 66.7 Tổng 66 100
Tại thời điểm nghiên cứu có 66 bà mẹ tham gia, trong đó có 62.1% bà mẹ thuộc nhóm tuổi từ 18 – 30 tuổi, 22.7% bà mẹ 31- 35 tuổi và nhóm tuổi trên 35 tuổi là 15.2%.
Về nơi cư trú, đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu ở nông thôn, chiếm tỷ lệ là 66.7% và ở thành thị là 33.3%.
Biểu đồ 3.1: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ
28
Trong nghiên cứu, đa số bà mẹ có trình độ học vấn là phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 40.9%, trình độ phổ thông cơ sở chiếm 39.4%, còn lại 19.7% bà mẹ có trình độ từ trung học đến đại học.
Biểu đồ 3.2: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ
Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ là tỷ lệ bà mẹ là nông dân 19.7%, công nhân 27.3%, viên chức 16.7% và bà mẹ làm các công việc khác: Nội trợ, tự do, buôn bán là 39.4%.
Bảng 3.2: Phân bố số con trong gia đình
Số con Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 - 2 con 54 81.8
> 2 con 12 18.2
Tổng 66 100
Với kết quả nghiên cứu thu được, đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu có 1 - 2 con, chiếm tỷ lệ 81.8%, và bà mẹ có trên 2 con chiếm tỷ lệ 18.2%.
29
Bảng 3.3: Nguồn thông tin mong muốn nhận được
Nguồn thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%) Người thân, gia đình 8 12.1 Thông tin đại chúng 5 7.6
Cán bộ y tế 47 71.2
Sách báo, tờ rơi 6 9.1
Tổng 66 100
Nhìn chung, nguồn thông tin tư vấn giáo dục sức khỏe từ cán bộ y tế là nguồn thông tin các bà mẹ tin tưởng và mong muốn nhận được nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao 71.2%, tiếp theo là từ người thân, gia đình 12.1% và cuối cùng là sách báo, tờ rơi, thông tin đại chúng là 9.1% và 7.6%.
Bảng 3.4: Đặc điểm của trẻ bị tiêu chảy
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Số lần mắc tiêu chảy 1 lần 41 62.1 ≥ 2 lần 25 37.9 Tiêm chủng Đầy đủ 51 77.3 Chưa đầy đủ 15 22.7 Tổng 66 100
Tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy lần đầu chiếm tỷ lệ cao hơn 62.1%, mắc từ 2 lần trở lên là 37.9%.
Về tiêm chủng, trẻ được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao 77.3%, tuy nhiên vẫn còn không ít trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, chiếm tỷ lệ 22.7%.
30
3.2. Thực trạng kiến thức về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ trước can thiệp
3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em Bảng 3.5: Kiến thức về định nghĩa bệnh tiêu chảy
Định nghĩa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đi ngoài phân lỏng 29 43.9 Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 37 56.1
Tổng 66 100
Qua bảng 3.5 cho thấy: bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao hơn là 56.1%, bà mẹ có kiến thức chưa đúng là 43.9%.
Bảng 3.6: Kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trẻ em
Nguyên nhân Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Virus 28 42.4
Vi khuẩn 29 43.9
Ký sinh trùng 16 24.2
Nấm 8 12.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh do virus và vi khuẩn là bà mẹ biết nhiều, chiếm tỷ lệ lần lượt là 42.4% và 43.9%.
Bảng 3.7: Kiến thức đúng về các dấu hiệu mất nước
Dấu hiệu mất nước Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Môi khô 40 60.6
Mắt trũng 27 40.9
Nếp véo da mất chậm 8 12.1 Vật vã, kích thích hoặc lì bì 18 27.3 Khóc không có nước mắt 21 31.8 Uống nước háo hức hoặc không uống được 36 54.5
Theo kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.7 kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu mất nước chính thấp: nếp véo da mất chậm 12.1%, vật vã, kích thích hoặc li bì 27.3% và uống nước háo hức hoặc không uống được 54.5%.
31
3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy Bảng 3.8: Kiến thức về thời điểm ăn sam và cai sữa cho trẻ
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Thời điểm ăn sam
< 4 tháng 24 36.4
4 – 6 tháng 32 48.5
> 6 tháng 10 15.1
Thời điểm cai sữa
< 12 tháng 5 7.5
12 – 18 tháng 31 47
> 18 tháng 30 45.5
Tổng 66 100
Kết quả bảng 3.8 cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn sam là 48.5% , kiến thức chưa đúng 51.5%.
Về thời điểm cai sữa: 47% bà mẹ có kiến thức đúng và chưa đúng 53%.
Bảng 3.9: Kiến thức về loại nước uống và tác dụng của ORS
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Loại nước uống
Nước gạo rang 17 25.7
Dung dịch ORS 26 39.4
Nước hoa quả 11 16.7
Nước sôi nguội 12 18.2
Tác dụng của ORS
Thuốc diệt khuẩn 9 13.6 Cung cấp dinh dưỡng 2 3.0 Thuốc điều trị tiêu chảy 9 13.6 Bù nước và điện giải 46 69.8
Tổng 66 100
32
Tỷ lệ bà mẹ lựa chọn dung dịch ORS cho trẻ tiêu chảy chiếm 39.4%, nước gạo rang là 25.7%, nước hoa quả là 16.7% và nước đun sôi nguội là 18.2%.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về tác dụng của dung dịch ORS là bù nước và điện giải chiếm 69.8%, kiến thức chưa đúng là 30.2%.
Bảng 3.10: Kiến thức về loại nước pha, cách pha và cách uống ORS
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Loại nước pha ORS
Nước sôi nguội 39 59.1
Nước khoáng 9 13.6
Nước cháo 11 16.7
Nước hoa quả 7 10.6
Cách pha ORS
Pha cả gói với 1 lít nước sôi nguội 40 60.6 Chia nhỏ gói ORS 26 39.4 Cách cho trẻ uống ORS
Uống cả cốc 26 39.4
Uống từ từ, ít một bằng thìa 40 60.6
Tổng 66 100
Qua kết quả thu được ở bảng 3.10: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về loại nước pha ORS là 59.1%, chưa đúng là 40.9%.
Về cách pha ORS đúng chiếm tỷ lệ 60.6% và chưa đúng là 39.4%.
Về cách cho trẻ uống ORS hiệu quả là cho trẻ từ từ ít một bằng thìa, 60.6% bà mẹ có kiến thức đúng và 39.4% bà mẹ có kiến thức chưa đúng.
Bảng 3.11: Kiến thức về chế độ nuôi dưỡng trẻ tiêu chảy
Chế độ nuôi dưỡng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ăn nhiều hơn thường ngày 21 31.8 Ăn ít hơn thường ngày 26 39.4 Ăn như thường ngày 19 28.8
Tổng 66 100
33
Đối với trẻ tiêu chảy, chế độ ăn đúng sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy là ăn như thường ngày không cao, chỉ có 28.8%.
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy Bảng 3.12: Kiến thức đúng về cách phòng bệnh tiêu chảy
Phòng bệnh Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 21 31.8 Ăn chín, uống sôi 55 83.3 Rửa tay trước ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau
khi đi vệ sinh
47 71.2
Xử lý phân đúng cách 12 18.2 Phỏng vấn 66 bà mẹ về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, kết quả thu được là biện pháp phòng bệnh “ăn chín uống sôi và rửa tay” là hai biện pháp bà mẹ biết nhiều chiếm tỷ lệ lần lượt là 83.3% và 71.2%. Trong khi đó biện pháp “tiêm chủng và xử lý phân đúng cách” thì chỉ có 31.8% và 18.2% bà mẹ biết.
3.3. Thay đổi kiến thức về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ sau can thiệp
3.3.1. Thay đổi kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em Bảng 3.13: Kiến thức về định nghĩa tiêu chảy sau can thiệp
Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đi ngoài phân lỏng 29 43.9 6 9.1 Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 37 56.1 60 90.9
Tổng 66 100 66 100
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi được can thiệp bằng giáo dục sức khỏe tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng đã giảm đáng kể, chiếm 9.1%, đồng thời tăng tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng từ 56.1% trước can thiệp lên 90.9% sau can thiệp.
34
Biểu đồ 3.3: Kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy sau can thiệp
Qua kết quả ở biểu đồ 3.3, kiến thức đúng của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh được cải thiện đáng kể sau can thiệp, cụ thể là: virus là 75.8%, vi khuẩn là 84.4%, ký sinh trùng là 63.3% và nấm là 56.1%.
35
Bảng 3.14: Kiến thức đúng về các yếu tố nguy cơ bệnh tiêu chảy sau can thiệp
Yếu tố nguy cơ Trước can thiệp Sau can thiệp
Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Trẻ dưới 2 tuổi 15 22.7 41 62.1 Trẻ suy dinh dưỡng 18 27.3 51 77.3 Trẻ bị suy giảm miễn dịch 22 33.3 45 68.2 Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân 27 40.9 46 69.7
Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ 17 25.8 36 54.5
Cho trẻ bú bình 22 33.3 35 53
Thức ăn không nấu chín, để nguội, ôi thiu, không hợp vệ sinh
42 63.6 50 75.5
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm 48 72.7 50 75.8
Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh kém
40 60.6 51 77.3
Sử dụng kháng sinh không đúng 26 39.4 42 63.3 Trước can thiệp, kiến thức về yếu tố nguy cơ bà mẹ biết nhiều nhất là sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm 72.7% và biết ít nhất là yếu tố trẻ dưới 2 tuổi chiếm 22.7%. Sau can thiệp, hầu hết kiến thức đúng của các bà mẹ về nội dung này đều tăng lên, trẻ dưới 2 tuổi là 62.1%, sử dụng kháng sinh bừa bãi là 63.3%.
36
Biểu đồ 3.4: Kiến thức đúng về hậu quả bệnh tiêu chảy sau can thiệp
Kiến thức đúng về hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em trước can thiệp là mất nước và điện giải 47%, suy dinh dưỡng 10% và tử vong 16.7%. Sau can thiệp, mất nước điện giải 83.3%, suy dinh dưỡng 51.5% và tử vong 50%.
Bảng 3.15: Kiến thức đúng về các dấu hiệu mất nước sau can thiệp
Dấu hiệu mất nước Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Môi khô 40 60.6 53 80.3 Mắt trũng 27 40.9 54 81.8 Nếp véo da mất chậm 8 12.1 43 65.2 Vật vã, kích thích hoặc lì bì 18 27.3 43 65.2 Khóc không có nước mắt 21 31.8 25 37.9 Uống nước háo hức hoặc không
uống được
36 54.5 48 72.7
Theo kết quả nghiên cứu thu được, trước can thiệp, kiến thức đúng của bà mẹ về dấu hiệu mất nước chính thấp: nếp véo da mất chậm 12.1%, vật vã, kích thích hoặc li bì 27.3% và uống nước háo hức hoặc không uống được 54.5%. Tuy nhiên, sau can thiệp giáo dục, kiến thức đúng của bà mẹ đã thay đổi rõ rệt, dấu hiệu nếp
37
véo da mất chậm 65.2%, vật vã, kích thích hoặc li bì 65.2% và uống nước háo hức hoặc không uống được 72.7%.
Bảng 3.16: Điểm trung bình kiến thức về bệnh tiêu chảy trước và sau can thiệp
Điểm đánh giá Thấp nhất Cao nhất Điểm TB X ± SD
p
Trước can thiệp 5 16 10.5 ± 2.9
< 0.001 Sau can thiệp 12 27 19.09 ± 3.55
Thông qua kết quả thu được ở bảng này, chúng tôi thấy rằng điểm trung bình kiến thức về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ trước can thiệp là 10.5 ± 2.9 (dao động từ 5 điểm đến 16 điểm) và sau can thiệp, điểm trung bình cao hơn là 19.09 ± 3.55 (dao động từ 12 điểm đến 27 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
3.3.2. Thay đổi kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ tiêu chảy
Biểu đồ 3.5: Kiến thức về thời điểm cho trẻ ăn sam sau can thiệp
Qua kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy có sự thay đổi kiến thức về thời điểm cho trẻ ăn sam trước – sau can thiệp. Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn sam đúng thời điểm là 48.5%, tỷ lệ này tăng sau can thiệp là 90.9%.
38
Biểu đồ 3.6: Kiến thức về thời điểm cai sữa cho trẻ sau can thiệp
Trước can thiệp, bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ cai sữa là từ 12 – 18 tháng chiếm tỷ lệ 47%. Sau can thiệp giáo dục, kiến thức của bà mẹ về vấn đề này tăng lên 86.4% bà mẹ có kiết thức đúng.
Bảng 3.17: Kiến thức về loại nước uống khi trẻ tiêu chảy sau can thiệp
Loại nước uống khi trẻ tiêu chảy Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Nước gạo rang 17 25.7 0 0 Dung dịch ORS 26 39.4 56 84.8 Nước hoa quả 11 16.7 3 4.6 Nước sôi nguội 12 18.2 7 10.6
Tổng 66 100 66 100
Trước can thiệp, chỉ có 39.4% bà mẹ sử dụng dung dịch ORS cho trẻ. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ lựa chọn dung dịch ORS đã tăng hơn chiếm 84.8%.
39
Bảng 3.18: Kiến thức về tác dụng của dung dịch ORS sau can thiệp
Tác dụng của ORS Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Thuốc diệt khuẩn 9 13.6 1 1.5 Cung cấp dinh dưỡng 2 3.0 0 0 Thuốc điều trị tiêu chảy 9 13.6 0 0 Bù nước và điện giải 46 69.8 65 98.5
Tổng 66 100 66 100
Phỏng vấn 66 bà mẹ tham gia nghiên cứu, kiến thức đúng của bà mẹ về tác dụng của dung dịch ORS trước can thiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 69.8% và sau can thiệp, số bà mẹ kiến thức đúng gần như tuyệt đối 98.5%.
Bảng 3.19: Kiến thức về loại nước pha và cách pha ORS sau can thiệp
Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Loại nước pha ORS
Nước sôi nguội 39 59.1 61 92.4 Nước khoáng 9 13.6 3 4.6
Nước cháo 11 16.7 0 0
Nước hoa quả 7 10.6 2 3.0 Cách pha ORS
Pha cả gói với 1 lít nước sôi nguội 40 60.6 59 89.4 Chia nhỏ gói ORS 26 39.4 7 10.6
Tổng 66 100 66 100
Với kết quả thu được, sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ đã thay đổi rõ rệt, 92.4% có kiến thức đúng về loại nước pha so với trước can thiệp là 59.1%.
Cách pha dung dịch ORS, kiến thức đúng là 60.6%, chưa đúng 39.4%. Sau can thiệp giáo dục, kiến thức đúng là 89.4% và chưa đúng là 10.6%.
40
Bảng 3.20: Kiến thức về cách uống và xử trí trẻ nôn sau can thiệp
Nôi dung Trước can thiệp Sau can thiệp Tần số (n) Tỷ lệ % Tần số (n) Tỷ lệ % Cách cho trẻ uống
Uống cả cốc 26 39.4 7 10.6 Uống từ từ, ít một bằng thìa 40 60.6 59 89.4 Cách xử trí trẻ nôn
Không cho trẻ uống 31 47.0 2 3.0 Ngừng 5 – 10 phút và uống chậm hơn 35 53.0 64 97.0
Tổng 66 100 66 100
39.4% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về cách cho trẻ uống ORS trước can thiệp. Tuy nhiên sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức