3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em Bảng 3.5: Kiến thức về định nghĩa bệnh tiêu chảy
Định nghĩa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đi ngoài phân lỏng 29 43.9 Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 37 56.1
Tổng 66 100
Qua bảng 3.5 cho thấy: bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao hơn là 56.1%, bà mẹ có kiến thức chưa đúng là 43.9%.
Bảng 3.6: Kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trẻ em
Nguyên nhân Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Virus 28 42.4
Vi khuẩn 29 43.9
Ký sinh trùng 16 24.2
Nấm 8 12.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh do virus và vi khuẩn là bà mẹ biết nhiều, chiếm tỷ lệ lần lượt là 42.4% và 43.9%.
Bảng 3.7: Kiến thức đúng về các dấu hiệu mất nước
Dấu hiệu mất nước Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Môi khô 40 60.6
Mắt trũng 27 40.9
Nếp véo da mất chậm 8 12.1 Vật vã, kích thích hoặc lì bì 18 27.3 Khóc không có nước mắt 21 31.8 Uống nước háo hức hoặc không uống được 36 54.5
Theo kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.7 kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu mất nước chính thấp: nếp véo da mất chậm 12.1%, vật vã, kích thích hoặc li bì 27.3% và uống nước háo hức hoặc không uống được 54.5%.
31
3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy Bảng 3.8: Kiến thức về thời điểm ăn sam và cai sữa cho trẻ
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Thời điểm ăn sam
< 4 tháng 24 36.4
4 – 6 tháng 32 48.5
> 6 tháng 10 15.1
Thời điểm cai sữa
< 12 tháng 5 7.5
12 – 18 tháng 31 47
> 18 tháng 30 45.5
Tổng 66 100
Kết quả bảng 3.8 cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn sam là 48.5% , kiến thức chưa đúng 51.5%.
Về thời điểm cai sữa: 47% bà mẹ có kiến thức đúng và chưa đúng 53%.
Bảng 3.9: Kiến thức về loại nước uống và tác dụng của ORS
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Loại nước uống
Nước gạo rang 17 25.7
Dung dịch ORS 26 39.4
Nước hoa quả 11 16.7
Nước sôi nguội 12 18.2
Tác dụng của ORS
Thuốc diệt khuẩn 9 13.6 Cung cấp dinh dưỡng 2 3.0 Thuốc điều trị tiêu chảy 9 13.6 Bù nước và điện giải 46 69.8
Tổng 66 100
32
Tỷ lệ bà mẹ lựa chọn dung dịch ORS cho trẻ tiêu chảy chiếm 39.4%, nước gạo rang là 25.7%, nước hoa quả là 16.7% và nước đun sôi nguội là 18.2%.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về tác dụng của dung dịch ORS là bù nước và điện giải chiếm 69.8%, kiến thức chưa đúng là 30.2%.
Bảng 3.10: Kiến thức về loại nước pha, cách pha và cách uống ORS
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Loại nước pha ORS
Nước sôi nguội 39 59.1
Nước khoáng 9 13.6
Nước cháo 11 16.7
Nước hoa quả 7 10.6
Cách pha ORS
Pha cả gói với 1 lít nước sôi nguội 40 60.6 Chia nhỏ gói ORS 26 39.4 Cách cho trẻ uống ORS
Uống cả cốc 26 39.4
Uống từ từ, ít một bằng thìa 40 60.6
Tổng 66 100
Qua kết quả thu được ở bảng 3.10: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về loại nước pha ORS là 59.1%, chưa đúng là 40.9%.
Về cách pha ORS đúng chiếm tỷ lệ 60.6% và chưa đúng là 39.4%.
Về cách cho trẻ uống ORS hiệu quả là cho trẻ từ từ ít một bằng thìa, 60.6% bà mẹ có kiến thức đúng và 39.4% bà mẹ có kiến thức chưa đúng.
Bảng 3.11: Kiến thức về chế độ nuôi dưỡng trẻ tiêu chảy
Chế độ nuôi dưỡng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ăn nhiều hơn thường ngày 21 31.8 Ăn ít hơn thường ngày 26 39.4 Ăn như thường ngày 19 28.8
Tổng 66 100
33
Đối với trẻ tiêu chảy, chế độ ăn đúng sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy là ăn như thường ngày không cao, chỉ có 28.8%.
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy Bảng 3.12: Kiến thức đúng về cách phòng bệnh tiêu chảy
Phòng bệnh Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 21 31.8 Ăn chín, uống sôi 55 83.3 Rửa tay trước ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau
khi đi vệ sinh
47 71.2
Xử lý phân đúng cách 12 18.2 Phỏng vấn 66 bà mẹ về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, kết quả thu được là biện pháp phòng bệnh “ăn chín uống sôi và rửa tay” là hai biện pháp bà mẹ biết nhiều chiếm tỷ lệ lần lượt là 83.3% và 71.2%. Trong khi đó biện pháp “tiêm chủng và xử lý phân đúng cách” thì chỉ có 31.8% và 18.2% bà mẹ biết.