Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định được thành lập từ năm 2009, là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, hạng 3 với quy mô 150 giường bệnh và có 6 khoa lâm sàng: khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm, khoa dược, khoa cấp cứu sơ sinh, khoa hô hấp và khoa nội tổng hợp. Bệnh viện có 150 cán bộ y tế với trình độ chuyên môn cao và có tình thần trách nhiệm cao trong công việc, hết lòng phục vụ nhân dân . Lưu lượng bệnh nhi đến khám tại khoa khám bệnh của bệnh viện: trung bình 200 trẻ/ngày, bệnh nhi điều trị nội trú là 1000 bệnh nhi / tháng trong đó 55% là bệnh nhi bị bệnh đường hô hấp, 30% bệnh nhi đường tiêu hóa (bệnh tiêu chảy là chủ yếu) và 15% bệnh nhi mắc bệnh khác.
Bệnh nhi bị tiêu chảy tập trung chủ yếu ở khoa cấp cứu sơ sinh và khoa nội tổng hợp. Khoa cấp cứu sơ sinh nằm ở tầng 2 với 9 phòng và 40 giường bệnh, trong đó có 1 phòng dành cho bệnh nhi bị tiêu chảy. Khoa nội tổng hợp nằm ở tầng 5 với 8 phòng và 40 giường bệnh, trong đó có 2 buồng bệnh cho bệnh nhi tiêu chảy và 8 giường/ phòng. Tại bệnh viện, bệnh nhi bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá cao sau các bệnh về đường hô hấp. Bệnh nhi sau khi nhập viện được sắp xếp vào phòng riêng để phòng tránh lây nhiễm và được điều trị, chăm sóc theo phác đồ.
Trình độ học vấn Nghề nghiệp Nơi cư trú Nhận thức về bệnh tiêu chảy: - Tác nhân gây bệnh -Yếu tố nguy cơ -Triệu chứng mất nước - Hậu quả - Xử trí và chăm sóc - Cách phòng bệnh Thay đổi nhận thức về bệnh tiêu chảy: - Tác nhân gây bệnh -Yếu tố nguy cơ -Triệu chứng mất nước - Hậu quả
- Xử trí và chăm sóc - Cách phòng bệnh
21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bà mẹ có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời các câu hỏi.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
+ Các bà mẹ không thể tiếp nhận và trả lời được các câu hỏi. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 4/2016 - 10/2016.
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định – 26 Hà Huy Tập – Nam Định.
2.3. Thiết kế:
Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp giáo dục có so sánh trước sau
2.4. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu được áp dụng như sau:
Đối tượng tham gia nghiên Đánh giá trước can thiệp (T1) Can thiệp Giáo dục sức khỏe Đánh giá sau can thiệp ( T2) So sánh, bàn luận và kết luận download by : skknchat@gmail.com
22
Trong đó:
- n là số bà mẹ tham gia nghiên cứu
- Z(/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị . Với lực mẫu là 90% ( = 0,2), mức ý nghĩa 95% ( = 0,05), tương đương với Z(1-) = 1,65 và Z(1-) = 1,29.
- p0 là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của Trương Thanh Phương năm 2009 [24]: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt đạt 26,9%. Do đó lấy p0= 0,27.
- p1 là là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt sau can thiệp. Ước tính P1= 0,45. Thay vào công thức trên tính được n = 58. Để tránh trường hợp sai sót, mất số liệu chúng tôi lấy thêm 10% và thực tế chúng tôi đã lấy 66 bà mẹ.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016 đáp ứng tiêu chuẩn chọn.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu:
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Trương Thanh Phương năm 2009 theo tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế ban hành. Phiếu khảo sát gồm 2 phần: Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu từ câu A1 đến câu A12. Phần 2 gồm 3 nội dung: kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy từ câu B1 đến câu B8, kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy từ câu B9 đến câu B20 và kiến thức của các bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy câu B21.
Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ tại buồng bệnh với cùng nội dung cho 2 lần đánh giá trước can thiệp ( khi vào viện) và sau can thiệp (trước khi ra viện).
23
Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu
Thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu được thực hiện 2 tuần trước khi bắt đầu thu thập số liệu. Tiến hành điều tra thử 15 bà mẹ theo tiêu chuẩn lựa chọn (15 bà mẹ này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó) để xác định tính sát thực, khả năng áp dụng của bộ công cụ thu thập số liệu, phân tích kết quả thu được và hiệu chỉnh bộ công cụ cho sát, đúng với đối tượng nghiên cứu.
Tiến trình thu thập số liệu
- Bước 1: Lựa chọn được 66 bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
- Bước 2: 66 bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ ký vào bản đồng thuận (phụ luc 1) và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát.
- Bước 3: Khảo sát kiến thức của 66 bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em khi nhập viện (trước giáo dục sức khỏe) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 2).
- Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe thông qua cung cấp nội dung kiến thức về bệnh tiêu chảy ở trẻ em và phát tờ rơi (phụ lục 3).
- Bước 5: Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe bằng phiếu khảo sát (phụ luc 2).
2.7. Các biến số nghiên cứu:
Tên biến Định nghĩa –
Loại biến Cách xác định
Phương pháp TT Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Họ và tên Biến định danh Phỏng vấn Tuổi Tính từ năm sinh đến
năm 2016 dương lịch ( Biến liên tục)
Tỷ lệ % theo NT: 18-30 tuổi,
31 – 35 tuổi và >35 tuổi Phỏng vấn
Địa chỉ Nơi sinh sống của bà mẹ (Biến định danh)
Tỷ lệ %: Thành thị và nông
thôn Phỏng vấn
24 Trình độ văn hóa Cấp học cao nhất của bà mẹ (Định lượng thứ bậc) Tỷ lệ % bà mẹ có TĐVH: Tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và trung cấp – Đại học.
Phỏng vấn
Nghề nghiệp
Công việc đang làm có thu nhập cao nhất
(Biến định danh)
Tỷ lệ %: Nông dân, công nhân, viên chức và khác như Tự do, nội trợ, buôn bán
Phỏng vấn
Kiến thức về bệnh tiêu chảy trẻ em: bao gồm kiến thức đúng về định nghĩa, nguyên
nhân, các yếu tố nguy cơ, đường lây truyền, hậu quả và các dấu hiệu mất nước. Kiến thức về chăm sóc trẻ tiêu chảy: bao gồm kiến thức đúng về dung dịch ORS, tác dụng của ORS, cách pha ORS, thời gian bảo quản ORS, cách uống ORS, các dung dịch thay thế ORS, chế độ ăn, dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế và thời điểm cho trẻ ăn sam, cai sữa.
Kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy: bao gồm kiến thức đúng về các biện pháp
phòng bệnh như nuôi con bằng sữa mẹ, ăn sam đúng, tiêm chủng, rửa tay, sử dụng nước sạch, sử dụng thực phẩm tươi và xử lý phân.
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá
- Bà mẹ tham gia trả lời phỏng vấn với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng 0 điểm. Bà mẹ trả lời đúng 80% trở lên (≥ 46 điểm) là kiến thức đạt loại tốt, 65% đến 79% đạt loại khá (37 – 45 điểm), 50% đến 64% ( 29 – 36 điểm) kiến thức đạt loại trung bình, ít hơn 50% (≤ 28 điểm) kiến thức đạt loại kém.
- Xác định đúng/sai dựa trên những nội dung về bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong các tài liệu chính thống, hiện hành trong nước và thế giới gồm Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế (2009), Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh (2008), Kỹ năng giám sát - Điều trị tiêu chảy, Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy của Tổ chức Y tế Thế giới (2008).
- Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên mức chênh điểm trung bình trả lời các câu hỏi và sự khác biệt về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.
25
2.9. Phương pháp phân tích số liệu:
- Số liệu sau khi được làm sạch, nhập và phân tích trên phần mền SPSS 16.0 - Tính các giá trị phần trăm trước và sau can thiệp, sử dụng các test thống kê cho các kiểm định thích hợp.
2.10. Chương trình can thiệp
Nội dung can thiệp: Nội dung giáo dục sức khỏe được xây dựng dựa trên Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế ban hành ngày 28 tháng
10 năm 2009. Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi kiến thức về bệnh tiêu chảy gồm: nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, cách chăm sóc và biện pháp phòng bệnh.
Cách thức can thiệp: 66 bà mẹ được can thiệp giáo dục sức khỏe trong
khoảng thời gian tại bệnh viện bằng phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp bởi chủ đề tài nghiên cứu gồm:
Bước 1: Khảo sát kiến thức của 66 bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em lần 1 khi vào viện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị trước. Địa điểm: tại buồng bệnh. Thời gian 10 giờ ngày đầu vào viện (sau khi thực hiện thuốc). Thời gian phòng vấn: 15 phút.
Bước 2: Đánh giá kiến thức của 66 bà mẹ về bệnh tiêu chảy và xây dựng nội dung can thiệp giáo dục phù hợp với từng bà mẹ.
Bước 3: Can thiệp giáo dục: Phát cho bà mẹ tài liệu tư vấn, tờ rơi về bệnh tiêu chảy, truyền thông trực tiếp các nội dung can thiệp đã xây dựng và giải đáp những thắc mắc của bà mẹ (80 tài liệu tư vấn và tờ rơi). Địa điểm: tại buồng bệnh. Thời gian 10 giờ ngày thứ hai vào viện (sau khi thực hiện thuốc). Thời gian can thiệp: 30 phút.
Bước 4: Đánh giá lại kiến thức của 66 bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em lần 2 trước khi ra viện thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị trước giống lần 1. Địa điểm: tại buồng bệnh. Thời gian 10 giờ (sau khi thực hiện thuốc). Thời gian phỏng vấn: 15 phút.
26
2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng bảo vệ đề cương Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đồng ý thông qua và được sự chấp thuận cho phép của bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
Đây là nghiên cứu can thiệp bằng giáo dục sức khỏe không ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
Các bà mẹ trong nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, lợi ích của quá trình giáo dục sức khỏe và ký vào bản đồng thuận. Các bà mẹ có quyền từ chối không tham gia phỏng vấn bất cứ lúc nào.
Quá trình giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ được chủ đề tài thực hiện tại buồng bệnh do đó các bà mẹ không tham gia trong nghiên cứu vẫn được nghe giáo dục sức khỏe.
Các thông tin thu thập được giữ bí mật và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
2.12. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
- Hạn chế của nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu ngắn và lấy mẫu thuận tiện nên kết quả thu được ít có giá trị ngoại suy.
- Kiểm soát sai số
Để các thông tin thu thập được có chất lượng tốt nhất, phiếu khảo sát được thiết kế logic, ngôn ngữ đại chúng dễ hiểu để đối tượng nghiên cứu trả lời được. Trước khi điều tra hàng loạt phiếu khảo sát được điều tra thử trên 15 đối tượng; sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp. Số liệu thu thập được nhập 2 lần độc lập.
- Biện pháp khắc phục:
+ Các khái niệm, thuật ngữ rõ ràng.
+ Thiết kế phiếu khảo sát dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời. + Tiến hành phỏng vấn thử để hoàn thiện phiếu khảo sát.
+ Trước khi phỏng vấn; điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng hợp tác đảm bảo được tính trung thực.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích.
27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi và nơi cư trú của bà mẹ
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 18 – 30 tuổi 41 62.1 31 – 35 tuổi 15 22.7 > 35 tuổi 10 15.2 Nơi cư trú Thành thị 22 33.3 Nông thôn 44 66.7 Tổng 66 100
Tại thời điểm nghiên cứu có 66 bà mẹ tham gia, trong đó có 62.1% bà mẹ thuộc nhóm tuổi từ 18 – 30 tuổi, 22.7% bà mẹ 31- 35 tuổi và nhóm tuổi trên 35 tuổi là 15.2%.
Về nơi cư trú, đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu ở nông thôn, chiếm tỷ lệ là 66.7% và ở thành thị là 33.3%.
Biểu đồ 3.1: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ
28
Trong nghiên cứu, đa số bà mẹ có trình độ học vấn là phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 40.9%, trình độ phổ thông cơ sở chiếm 39.4%, còn lại 19.7% bà mẹ có trình độ từ trung học đến đại học.
Biểu đồ 3.2: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ
Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ là tỷ lệ bà mẹ là nông dân 19.7%, công nhân 27.3%, viên chức 16.7% và bà mẹ làm các công việc khác: Nội trợ, tự do, buôn bán là 39.4%.
Bảng 3.2: Phân bố số con trong gia đình
Số con Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 - 2 con 54 81.8
> 2 con 12 18.2
Tổng 66 100
Với kết quả nghiên cứu thu được, đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu có 1 - 2 con, chiếm tỷ lệ 81.8%, và bà mẹ có trên 2 con chiếm tỷ lệ 18.2%.
29
Bảng 3.3: Nguồn thông tin mong muốn nhận được
Nguồn thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%) Người thân, gia đình 8 12.1 Thông tin đại chúng 5 7.6
Cán bộ y tế 47 71.2
Sách báo, tờ rơi 6 9.1
Tổng 66 100
Nhìn chung, nguồn thông tin tư vấn giáo dục sức khỏe từ cán bộ y tế là nguồn thông tin các bà mẹ tin tưởng và mong muốn nhận được nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao 71.2%, tiếp theo là từ người thân, gia đình 12.1% và cuối cùng là sách báo, tờ rơi, thông tin đại chúng là 9.1% và 7.6%.
Bảng 3.4: Đặc điểm của trẻ bị tiêu chảy
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Số lần mắc tiêu chảy 1 lần 41 62.1 ≥ 2 lần 25 37.9 Tiêm chủng Đầy đủ 51 77.3 Chưa đầy đủ 15 22.7 Tổng 66 100
Tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy lần đầu chiếm tỷ lệ cao hơn 62.1%, mắc từ 2 lần trở lên là 37.9%.
Về tiêm chủng, trẻ được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao 77.3%, tuy nhiên vẫn còn không ít trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, chiếm tỷ lệ 22.7%.
30
3.2. Thực trạng kiến thức về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ trước can thiệp
3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em Bảng 3.5: Kiến thức về định nghĩa bệnh tiêu chảy
Định nghĩa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đi ngoài phân lỏng 29 43.9 Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 37 56.1
Tổng 66 100
Qua bảng 3.5 cho thấy: bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy