b) Về mức độ thực hiện các công việc GD học sinh
3.1. Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Mọi sự vật, hiện tượng đều phát triển theo quy luật, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định hoàn toàn cái cũ, nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực, còn thích hợp để phát triển cái mới.
Để thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất sẽ phải kế thừa các ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả. Đồng thời các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn, phù hợp với định hướng đổi mới quản lý GD.
Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp QL, tác giả cần giới thiệu được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp QL cũ đang tiến hành. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng, tránh được tình trạng siêu hình.
Nhóm các biện pháp QL được đề xuất phải theo một trình tự nhất định, nhóm biện pháp trước là tiền đề để thực hiện các nhóm biện pháp sau. Mỗi một biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định, do đó, không thể có tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống các biện pháp. Hay nói cách khác không có biện pháp QL nào là vạn năng nên các nhóm biện pháp không thực hiện đơn lẻ mà luôn có mối liên hệ mật thiết, chúng gắn kết và tác động lẫn nhau. Vì vậy, trong từng tình huống cụ thể, sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp là điều bắt buộc, sao cho các biện pháp mới khi thực hiện một cách đồng bộ sẽ phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau. Đồng thời các biện pháp phải tác động vào các yếu tố, các khâu của hoạt động CNL, phải phát huy được vai trò QL của nhà trường, phát huy được tính tích cực hoạt động của các chủ thể, mà đặc biệt là người GVCNL. Mặt khác, hệ thống các biện pháp QL công tác CNL phải được đặt nằm trong tổng thể hệ thống các biện pháp QL nhà trường của người HT. Chính vì vậy, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, toàn diện là nguyên tắc quan trọng khi đề xuất biện pháp QL.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi
Các biện pháp đưa ra phải góp phần thực hiện tốt mục tiêu GD được nêu trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. các biện pháp QL phải theo xu hướng phát triển GD của thời đại, đào tạo những con người biết tự chủ, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường sống, biết hòa nhập với cộng đồng, …
Các biện pháp QL đảm bảo tính khoa học trong quy trình QL, với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện, có tính hiệu quả và khả thi cao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc đề xuất các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc.
Khi các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới có thể tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Do đó khi đề xuất các biện pháp QL công tác CNL căn cứ vào thực trạng công tác CNL và QL công tác CNL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình ĐỊnh. Đồng thời các biện pháp phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL công tác CNL, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như: CSVC, đội ngũ giáo viên; trình độ dân trí; điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.