Hoàn thiện tiêu chuẩn đối với GVCN để lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 77 - 81)

b) Về mức độ thực hiện các công việc GD học sinh

3.2.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn đối với GVCN để lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

3.2.2.1. Mục đích

Việc lựa chọn, phân công GVCN được hoàn thành vào đầu mỗi năm học, thường vào đầu tháng 8 mỗi năm học, nhằm tổ chức quy mô trường lớp và triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ GD của nhà trường.

Nếu lựa chọn được đội ngũ GVCN có năng lực, có trình độ, lòng nhiệt huyết, hết lòng thương yêu học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh… thì công tác CNL của nhà trường sẽ có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Điều đó cũng

có nghĩa là chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường sẽ được nâng lên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Do vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề của GVCN trong việc quản lý và giáo dục học sinh trong nhà trường nên việc lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải được quan tâm đặc biệt. Vì vậy cần phải hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, với các tiêu chí phù hợp để lựa chọn GVCNL.

Tác giả xin đề xuất bộ tiêu chuẩn với các tiêu chí để lựa chọn GVCN theo Thông tư 32/2018/BGDĐT ngày 15/9/2020“Điều lệ trường trung học cơ sở, trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và Thông tư 20/2018/BGDĐT ngày 22/8/2020 “Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”như sau:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GVCN Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; thực hiện vụ công dân.

Tiêu chí 2. Đạo đức, lối sống, tác phong

Say mê, toàn tâm với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục.

Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học; là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo

Tiêu chuẩn 2. Xây dựng các mối quan hệ công tác Tiêu chí 3. Quan hệ công tác với học sinh

quan hệ thầy trò; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.

Tiêu chí 4. Quan hệ công tác với đồng nghiệp

Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

Tiêu chuẩn 3. Năng lực tổ chức quản lý tập thể học sinh Tiêu chí 5. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có nhiều phương pháp sáng tạo về phối hợp với đồng nghiệp, Đoàn thanh niên, CMHS để thường xuyên thu thập thông tin về HS phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và GD.

Tiêu chí 6. Xây dựng kế hoạch GD

Kế hoạch GD đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy học với GD, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khóa và ngoại khóa thể hiện sự phối hợp, hợp tác với GV bộ môn, giữa các lực lượng GD trong nhà trường và ngoài nhà trường.

Tiêu chí 7. Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản của lớp và xây dựng tập thể HS lớp tự quản.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt, có trách nhiệm sẽ tạo cho lớp thành tập thể tốt, qua đó có tác dụng GD tích cực đến các thành viên trong lớp. Xây dựng được tập thể HS phát triển và thân thiện.

Tiêu chí 8. Xây dựng môi trường GD

- GVCN là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của HS, của bản thân, cha mẹ HS hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.

- Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Tiêu chuẩn 4. Năng lực giáo dục Tiêu chí 9. Quản lý hồ sơ học sinh

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ CNL, phục vụ tốt cho việc GD.

Tiêu chí 10. Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng

Sáng tạo trong phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ HS, với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của HS.

Biết cách vận động, lôi cuốn đồng nghiệp và HS tham gia các hoạt động xã hội trong trường; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào việc phát triển nhà trường, địa phương và xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chí 11. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS

Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ HS, cộng đồng và tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS, đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và có tác dụng GD học sinh và phát triển năng lực tự đánh giá của HS.

Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí trên có thể đề xuất các bước đánh giá, lựa chọn và phân công GVCN như sau:

Bước 1: Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường để thực hiện các khâu:

- Phân loại GVCN: Dựa vào năng lực của đội ngũ GV, CBQL nhà trường phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, hạn chế, tồn tại của từng GV.

Mặt mạnh, mặt yếu về học tập, nề nếp, hoạt động tập thể, phong trào thi đua, chất lượng đầu vào của từng lớp, xếp loại học lực và hạnh kiểm của từng HS.

Bước 2. Dự kiến kế hoạch phân công

- Ban giám hiệu dự kiến phân công GVCN cho từng lớp.

- Tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn, đội TNTP của đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bước 3: Phân công giáo viên chủ nhiệm

Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về đội ngũ giáo viên và đặc điểm của từng lớp và các tiêu chí lựa chọn giáo viên chủ nhiệm, HT chính thức phân công đội ngũ giáo viên làm công tác CNL.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc lựa chọn, phân công GVCNL đạt hiệu quả cao nhất, HT nhà trường tranh thủ ý kiến đóng góp, xây dựng của các giáo viên, tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể, trong công tác quản lý học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)