Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

b) Về mức độ thực hiện các công việc GD học sinh

3.2.5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ

thực hiện tốt nhiệm vụ

3.2.5.1. Mục đích

Tạo môi trường thuận lợi nhất để GVCN triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác CNL trong quá trình tổ chức các hoạt động GD toàn diện HS lớp chủ nhiệm, giúp cho người GVCN yên tâm làm tốt nhiệm vụ công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường đã phân công, góp phần hoàn thành mục tiêu GD.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác CNL

Cơ sở vật chất và thiết bị GD đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho GD ở nhà trường. Trong quá trình dạy học, công tác CNL cũng rất cần có các điều kiện về cơ sở vật chất như: nhà đa năng, sân chơi, bãi tập, khuôn viên, cây xanh bóng mát, … và các điều kiện hỗ trợ khác như văn phòng phẩm, chế độ cho

công tác chủ nhiệm. Việc tăng cường CSVC, TBDH giúp GV chủ động tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động GD học sinh, tạo điều kiện để HS phát triển toàn diện nhân cách, năng lực, sở trường. Để làm được điều này, HT cần thực hiện các công việc sau:

- Việc xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường cần đề cập đến việc xây dựng, sửa chữa phòng học, sân chơi, bãi tập, các phương tiện kỹ thuật, … để tạo điều kiện cho GVCN tổ chức các HĐGDNGLL đạt hiệu quả.

- Cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác CNL.

- Vận động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn cung cấp các loại tài liệu phục vụ giáo dục HS về an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, vệ sinh môi trường, GD pháp luật,...

Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, quy chế phối hợp giữa GVCN với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường

Việc GD, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp HS phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài và liên tục, nó diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ XH phức tạp. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, quy chế phối hợp giữa GVCN với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường là rất quan trọng giúp cho công tác GD HS có hiệu quả. Để làm tốt điều này, HT cần quan tâm thực hiện các nội dung sau:

- Xác định nhà trường đóng vai trò trung tâm của sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

- Xây dựng cơ chế QL, quy chế phối hợp cụ thể và thống nhất trong toàn trường; phân công và quy định trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS, trong đó, có đề cập việc phối hợp giữa Ban đại diện CMHS của lớp với

GVCN.

- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị XH, hội khuyến học, tổ chức đoàn, công an, … để tìm kiếm nguồn hỗ trợ, cũng như giải quyết một số vấn đề vướng mắc, khó khăn trong GD học sinh.

Xây dựng cơ chế và thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng động viên, tạo điều kiện cho GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ.

Người GVCNL là người thay mặt HT quản lý điều hành hoạt động GD toàn diện HS trong lớp, chịu trách nhiệm trước HT về kết quả mọi mặt của lớp mình phụ trách. Công việc của họ không chỉ có ở trên lớp, ở trường mà làm việc mọi lúc, mọi nơi. Ngoài chế độ theo quy định là được giảm 4 tiết/tuần, để giúp cho GVCN yên tâm làm tốt công tác CNL, cũng như mang hết sức cống hiến cho sự nghiệp GD thế hệ trẻ, góp phần hoàn thành mục tiêu GD. Nhà trường cần hỗ trợ cho đội ngũ này không những về tinh thần mà còn cần xây dựng một cơ chế phù hợp để có thể hỗ trợ thêm về vật chất, điều kiện làm việc, … Để làm tốt điều này, HT cần:

- Xây dựng định mức, chế độ cụ thể, thích hợp cho mỗi hoạt động GD, tập trung vào: HĐGDGLL, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa,...

- Có kế hoạch huy động các nguồn lực khác từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội để xây dựng quỹ chi cho hoạt động GD và khen thưởng các tập thể lớp và HS có thành tích hoặc có những đóng góp đặc biệt xuất sắc, đồng thời khen thưởng các GVCN giỏi, xuất sắc. Quy định khen thưởng phải có sự thống nhất, có sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường và đảm bảo dân chủ, công khai trong hội đồng sư phạm.

Muốn vậy, cần xây dựng tiêu chí khen thưởng cụ thể.

- Cần thiết có sự đánh giá, xếp loại GVCN thông qua hoạt động đánh giá, xếp loại GVCN dạy giỏi.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường phù hợp, trong đó có việc xây dựng và sửa chữa phòng học, thư viện, …, trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ các hoạt động GD và các loại sổ sách cho GVCN.

- Nắm vững các văn bản của Bộ, của Sở, của Phòng GD&ĐT để xây dựng các quy chế phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

- Đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp GD. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong hoạt động phối hợp, nâng cao trách nhiệm của mỗi bên; Làm tốt công tác XH hóa, xây dựng quỹ khuyết học, đầu tư vật chất và tinh thần cho công tác CNL nói riêng, phong trào thi đua của nhà trường nói chung.

- Tạo bầu không khí thi đua tích cực, mọi thành viên trong nhà trường đều đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, tạo cơ hội phát triển cho tất cả GV và HS.

- Tiêu chí thi đua phải được công khai, thống nhất cao với tinh thần trách nhiệm cao vì công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)