Kế hoạch hóa công tác của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

b) Về mức độ thực hiện các công việc GD học sinh

3.2.1. Kế hoạch hóa công tác của giáo viên chủ nhiệm

3.2.1.1. Mục đích

Kế hoạch hóa công tác GVCN là chương trình hành động của HT để QL công tác GVCN trong năm học hoặc có định hướng dài lâu trong nhà trường.

Căn cứ kế hoạch chung về công tác CNL của nhà trường GVCN xây dựng kế hoạch công tác CNL của mình để QL và tổ chức các hoạt động GD toàn diện HS, phù hợp với điều kiện của lớp và của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Xây dựng kế hoạch nhằm giúp HT chỉ đạo, QL một cách khoa học các hoạt động của GVCN. Đối với GVCN, cần xác định được một cách chính xác công việc họ phải làm trong từng giai đoạn của quá trình GD. Các bước

tiến hành như sau:

Bước 1: Định hướng cho công tác của GVCN

Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu phấn đấu của nhà trường về công tác CNL để thông báo cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường được biết, sau đó phân công cụ thể cho các phó HT, TTCM, GVCN xây dựng nội dung các kế hoạch công tác CNL.

Mục tiêu càng cụ thể thì việc xây dựng kế hoạch triển khai càng chi tiết, rõ ràng, các nội dung quản lý CNL dễ thực hiện hơn. Ngược lại, nếu kế hoạch chỉ mang tính chất chung chung, khái quát thì GVCN các lớp sẽ không định hướng được công việc mình phải làm trong quá trình tổ chức các hoạt động GD học sinh lớp mình chủ nhiệm.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường

Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ GD trung học theo năm học do phòng GD&ĐT Vân Canh ban hành, HT cụ thể hóa việc thực hiện các nhiệm vụ bằng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Bảng kế hoạch chung này được xây dựng theo quy trình sau:

+ Phân tích cụ thể những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Xác định các nguồn lực hiện có của nhà trường. Xác định mục tiêu cần đạt được của nhà trường;

+ Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học, trong đó có kế hoạch công tác chủ nhiệm;

+ Triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch.

+ Kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học theo từng mốc thời gian cụ thể để có thể điều chỉnh kế hoạch theo mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Bước 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho từng lớp

Xây dựng kế hoạch CNL theo nguyên tắc cấu trúc, nội dung bản kế hoạch CNL phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, nên khó có một cấu trúc chung. Qua thực tiễn, tác giả tổng hợp và xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm gồm các nội dung như sau:

- Phân tích thuận lợi, khó khăn của lớp chủ nhiệm;

- Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và danh hiệu phấn đấu; - Thời gian triển khai thực hiện;

- Các biện pháp thực hiện chính;

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện-phân công nhiệm vụ cụ thể trong lớp; - Điều hành việc thực hiện các biện pháp;

- Điều chỉnh kế hoạch;

- Phân công kiểm tra, đánh giá các thành viên của lớp; - Tổng kết rút kinh nghiệm qua từng hoạt động.

Sau khi hướng dẫn các bộ phận tham mưu xây dựng kế hoạch, HT tổ chức lấy ý kiến của toàn thể hội đồng sư phạm, tham khảo ý kiến của chuyên gia. Tiến hành bổ sung, phê duyệt và ban hành các văn bản làm cơ sở pháp lý để quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đã được phân công.

Bước 4: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Sau khi duyệt kế hoạch của từng cá nhân, HT cần:

- Xác định chương trình QL công tác GVCN một cách cụ thể, rõ ràng; - Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra một cách thường xuyên, đẩy mạnh các phong trào thi đua tích cực, chỉ định lớp tiến hành làm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm cho hoạt động;

- Quan tâm giúp đỡ những giáo viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm khi thực hiện công tác CNL. Sau mỗi đợt hoạt động thi đưa, cần có tổng kết,

rút kinh nghiệm, có động viên, khen thưởng kịp thời.

- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.

Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh

Đánh giá của HT phải công bằng, khách quan, không thiên vị, kích thích phong trào thi đua tích cực. Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, sử dụng nhiều nguồn thông tin để đánh giá, công khai trên bảng xếp loại của trường.

Để việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường mang lại hiệu quả cao, người HT phải biết cách quản lý theo hướng tiếp cận hệ thống và logic khoa học. Điều đó sẽ làm cho công tác quản lý của HT nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

HT tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình trước tập thể nhà trường và cấp trên quản lý. Vì vậy, HT phải là người có kiến thức và kĩ năng về lập kế hoạch; có nghiệp vụ quản lý công tác CNL; có lòng nhiệt huyết với công việc, luôn đi đầu trong mọi phong trào, là người khơi dậy cảm hứng cho tập thể giáo viên thì mới quản lý tốt công tác CNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)