Bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị gà tại thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.3. Bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị gà tại thành phố Sông Công

Một là, các tác nhân tham gia chủ yếu là các hộ chăn nuôi quy mô lớn nên họ có kinh nghiệm trong chăn nuôi và tiếp cận được những tiến bộ KHKT vào sản xuất làm tăng sản lượng gà.

Hai là, Các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị gà tại thành phố chủ yếu là các công ty lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, do đó quá trình sản xuất, chăn nuôi được liên tục, từ đó người chăn nuôi ổn định sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế.

Ba là, Các quy trình để đưa sản phẩm gà thịt từ khâu sản xuất đến khâu đưa ra ngoài thị trường đều đảm bảo một chu trình khép kín nên chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm mình sử dụng.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý và địa hình địa mạo:

Thành phố Sông Công được thành lập năm 1985. Thành phố có phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, có tuyến đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua, có tuyến đường tỉnh lộ 262 chạy qua địa bàn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - XH với các địa phương khác trong vùng.

Thành phố Sông Công có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2018 là 9.671,42 ha, địa hình - khí hậu của Thành phố mang đậm nét của khu vực trung du - miền núi phía bắc. Địa hình Thành phố tương đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng bằng, dốc dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, đồi núi chủ yếu là đồi núi đất có độ dốc thấp. Thành phố có dòng Sông Công chảy dọc theo hướng Bắc - Nam và 07 sông suối nhỏ khác chảy qua. Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác nông nghiệp, giao thông đi lại có nhiều thuận lợi tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển đa dạng và phong phú.

* Về thời tiết - khí hậu:

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 - 230C. Nhiệt độ cao nhất là 380C xảy ra vào các tháng 7- 8, thấp nhất là tháng 1 với nền nhiệt độ khoảng 150C - 160C; Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió đông nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét không chỉ có hại cho sức khoẻ con người, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển cây trồng và chăn nuôi.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thủy văn của Thành phố Sông Công tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

* Về Tài nguyên đất đai:

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2018, diện tích tự nhiên của Thành phố sông Công là 9.671,42 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 7.465,38 ha, chiếm 77,19%; - Đất phi nông nghiệp: 2.198,9 ha, chiếm 22,74%; - Đất chuyên dùng: 1.130 ha chiếm 11,68%; - Đất chưa sử dụng: 7,13 ha chiếm 0,07%.

Tình hình sử dụng đất của thành phố Sông Công giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất thành phố Sông Công STT Loại đất 2016 2018 Tăng (+) giảm (-) Số lượng (Ha) cấu (%) Số lượng (Ha) cấu (%) Tổng diện tích 9671,42 100 9671,42 100 0,0 1 Đất nông nghip 7537,77 77,94 7465,38 77,19 -72,39 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5701.54 58,95 5643,94 58,36 -57,6 1.2 Đất lâm nghiệp 1713,46 17,72 1699,5 17,57 -13,96 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 116,7 1,21 115,87 1,2 -0,83 1.4 Đất nông nghiệp khác 6,07 0,06 6,07 0,06 0,0

2 Đất phi nông nghip 2117,83 21,9 2198,9 22,74 81,07

2.1 Đất ở 633,52 6,55 658,65 6,81 25,13 2.2 Đất chuyên dùng 1078,41 11,15 1045,56 10,81 -32,85 2.3 giáo Đất cơ sở tín ngưỡng, tôn 6,73 0,07 6,77 0,07 0,04 2.4 nghĐất làm nghĩa địa ĩa trang, 50,51 0,52 55,33 0,57 4,82 2.5 Đấchuyên dùng t sông, suối, mặt nước 94,19 0,97 94,19 0,97 0,0

3 Đất chưa s dng 15,82 0,16 7,13 0,07 -8,69

(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2016,2018)

+ Nhóm đất ruộng: Bao gồm các loại đất phù sa cổ, đất dốc tụ và đất thung lũng, hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lương thực, rau mầu và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi trong các nông hộ. với nhóm đất này rất thích hợp với việc chuyển đổi một phần sang trồng các giống cỏ Paspalum astratum, cỏ Lôngpra, cỏ Ghine TD58, cỏ voi…các giống cỏ này nếu chăm sóc và quản lý tốt năng suất có thể đạt 70 - 200 tấn/ha/năm, đặc biệt là mở rộng diện tích gieo trồng cây ngô và đỗ tương trong vụ đông phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.

+ Nhóm đất đồi: Bao gồm các loại đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ (mác ma, biến chất…) loại đất này hiện đang sử dụng phần lớn vào trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp (Chè) và một số loại cây ăn quả. với nhóm đất này có thể phát triển các giống cỏ Stylo, cỏ Voi, cỏ Femingia, keo dậu, ghine TD58…các giống cỏ này chăm sóc, quản lý tốt có thể đạt năm suất từ 60 - 150 tấn/ha/năm để phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc đồng thời đây là quỹ đất chủ yếu để phát triển trang trại chăn nuôi.

+ Nhóm đất núi: Chủ yếu là đất lâm nghiệp gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhóm đất này chỉ tập trung cho phát triển lâm nghiệp.

* Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích rừng của Thành phố hiện có 1.700ha, tỷ lệ che phủ rừng khoảng 18 - 20%. Phần lớn diện tích rừng hiện nay là rừng sản xuất, loài cây trồng chủ yếu là cây keo, bạch đàn...nhìn chung phần lớn diện tích rừng là rừng nghèo, giá trị sản lượng khai thác thấp.

* Tài nguyên nước:

Thành phố hiện có 115,87 ha mặt nước (sông, suối, ao, hồ...) song việc khai thác nguồn lợi từ lĩnh vực này chủ yếu mới là phục vụ cho cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt, diện tích kết hợp nuôi trồng thuỷ sản mới chỉ đạt 23% tại các Ao hồ nhỏ phân tán trong các hộ dân. Hiện tại trên

địa bàn Thành phố có hồ Ghềnh Chè thuộc xã Bình Sơn với diện tích = 62ha do tỉnh quản lý, đây là Hồ chứa có nhiều tiềm năng về thuỷ lợi - thuỷ sản và kết hợp phát triển du lịch sinh thái song hiện nay vẫn chưa được đầu tư khai thác; Một số cụm hồ, đập nhỏ khác cũng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả về nuôi trồng thuỷ sản.

2.1.2. Đặc đim kinh tế – xã hi

* Dân số:

- Dân số trung bình toàn Thành phố năm 2018 là 68.380 người, với 159 xóm, TDP, mật độ dân số là 707 người/km2, dân số thành thị là 48.720 người (chiếm 71,25%), dân số nông thôn là 19.660 (chiếm 28,75%).

- Tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm (2016-2018) mỗi năm bình quân tăng khoảng 775 người.

* Lao động:

Năm 2018, toàn Thành phố có 48.312 lao động trong độ tuổi (chiếm 70,65% tổng dân số của Thành phố), trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản là 17.827 người, chiếm 36,9% tổng lao động, lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng là 21.885 người, chiếm 45,3%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 8.600 người, chiếm 17,8%.

Thành phố hiện có 02 khu công nghiệp tập trung và 03 cụm công nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, 01 cụm công nghiệp tại xã Bá Xuyên, 02 cụm công nghiệp tại phường Cải Đan. Trên địa bàn Thành phố hiện có trên 450 doanh nghiệp và chi nhánh, khoảng 3.750 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các loại hình dịch vụ rất đa dạng, phong phú, hoạt động có hiệu quả đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động thành phố Sông Công

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I Tng s nhân khu 66.372 100 68.380 100 1.1 Theo giới tính: Nam 33.521 50,5 34.380 50,28 Nữ 32.851 49,5 34.000 49,72 1.2 Theo khu vực: NN 18.812 28,34 20.664 30,22 Phi NN 47.560 71,66 47.716 69,78 II Tng s lao động 40.899 100 39.657 100 1.1 Theo giới tính: Nam 21.256 51,97 20.220 51 Nữ 19.643 48,03 19.220 49 1.2 Theo khu vực: NN 18.392 44,97 13.465 33,96 Phi NN 22.507 55,03 26.192 66,04

(Nguồn: Phòng Lao động & TBXH thành phố Sông Công năm 2018) * Cơ sở hạ tầng

- Về giao thông: Thành phố có phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, có tuyến đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua, có tuyến đường tỉnh lộ 262 chạy qua địa bàn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong vùng.

Toàn Thành phố có 4 xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chiều dài đường liên xã có 37,1 km, liên xóm là 101,2 km, đường bê tông hóa là 91,8 km. Tháng 07/2018, Phó Thủ tưởng Chính phủ đã ký quyết định thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Hệ thống điện, thông tin, liên lạc: Hiện nay, 100% các xã, phường trong Thành phố đã được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%.

- Hệ thống giáo dục, y tế: Toàn Thành phố có 35 trường học, trong đó 16 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 7 trường THCS và 1 trường THPT. Thành phố có hệ thống Y tế tương đối hoàn chỉnh, toàn Thành phố 13 cơ sở

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Thành phố Sông Công

Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII trình Đại hội đại biểu thành phố lần thứ IX của Thành ủy Sông Công: Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 19,39%; trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến hết năm 2018 tỷ trọng nông lâm - nghiệp chiếm 6,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 74,49%; thương mại - dịch vụ chiếm 18,9%; thu nhập bình quân 56 triệu/người/năm.

Bảng 2.3: Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Sông Công

(Đơn vị tính: tỷđồng; tính theo giá cốđịnh)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (%) 17/16 18/17

Tng GTSX 7,566 8,716 9,429 115,2 108,18

Nông lâm - nghiệp 594 664 688 111,78 103,61 Công nghiệp - Xây dựng 6,411 7,348 7,994 114,62 108,79 Thương mại - Dịch vụ 561 704 747 125,49 106,11

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm 2018)

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố sông Công

(Đơn vị tính: tỷđồng; tính theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Tng GTSX 10,687 100 12,380 100 13,384 100

Nông lâm - nghiệp 759 7,1 820 6,6 836 6,2 Công nghiệp - Xây dựng 8,158 76,3 9,270 74,9 10,021 74,9 Thương mại - Dịch vụ 1,770 16,6 2,290 18,5 2,527 18,9

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm 2018)

công nghiệp, ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến ngành ngành thương mại - dịch vụ và cuối cùng là ngành nông nghiệp.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và những vấn đề khó khăn, thuận lợi của thành phố Sông Công;

- Phân tích chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại, từ đó chỉ ra các những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị gà quy mô trang trại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứu trước đó; Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kinh tế thành phố, Niên giám Thống kê thành phố

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

+ Đối tượng điều tra:

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chuỗi giá trị gà thành phố Sông Công thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà và mối quan hệ giữa các tác nhân.

- Phương pháp điều tra xã hội học

+ Thu thập số liệu bằng bảng hỏi: Xây dựng 3 mẫu phiếu gồm một số câu hỏi với nội dung xoay quanh chủđề nghiên cứu của luận văn.

Mẫu phiếu 1: Khảo sát điều tra dành cho các trang trại chăn nuôi gà: 64 phiếu.

Mẫu phiếu 2: Khảo sát điều tra dành cho các doanh nghiệp, thương lái thu mua: 10 phiếu.

Mẫu phiếu 3: Khảo sát điều tra cho đơn vị quản lý nhà nước: 03 phiếu

* Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Lập sơ đồ chuỗi giá trị tiêu thụ gà. - Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình chuỗi giá trị gà của thành phố Sông Công.

+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những tác nhân tham gia chính vào

chuỗi giá trị gà trên địa bàn thành phố Sông Công.

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Những tác nhân nào tham gia chính vào chuỗi giá trị gà và thực tế họ làm gì? (ii) Phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị gà; (iii) Đâu là lỗ hổng hay sự trùng lặp trong hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà, có những điểm nào còn vướng mắc và có tiềm năng hoàn thiện hay không?

+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, dòng thông tin, dòng giá trị của

chuỗi giá trị gà trên địa bàn thành phố Sông Công.

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: Có những luồng sản phẩm, luồng thông tin và dòng giá trị nào trong chuỗi giá trị gà? Vì là chuỗi giá trị gà nên trong 3 dòng chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về dòng sản phẩm và dòng thông tin.

+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, tác nhân tham gia và số

lượng công việc trong từng chuỗi gà của thành phố Sông Công.

Khối lượng sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến việc lập sơ đồ dòng sản phẩm, theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi giá trị gà. Mục đích của việc

xác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị gà. Hai yếu tố quan trọng khác có thể định lượng và liên quan mật thiết với nhau là số tác nhân tham gia và cơ hội việc làm tạo ra cho từng nhóm tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị gà.

+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm trong chuỗi giá trị

gà của thành phố Sông Công.

Bước này sẽ giúp chúng ta xác định được dòng luân chuyển của sản phẩm (khối lượng, giá trị gia tăng/đơn vị sản phẩm, số người tham gia) và thấy được sự khác biệt về địa phương và tiểu vùng trong hoạt động và vận hành của chuỗi giá trị gà của thành phố Sông Công thời gian qua làm cơ sở cho phân tích chuỗi và đề xuất xây dựng chuỗi giá trị gà trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)