4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gà thịt tại các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công gồm có: Trang trại chăn nuôi gà, trung gian thị trường và người tiêu thụ.
3.2.2.1. Tác nhân cung cấp đầu vào
a) Cung ứng giống cho các trang trại chăn nuôi
- Các Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà. - Các đơn vị sản xuất giống Trang trại chăn nuôi gà. b) Cung ứng thuốc thú y
Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà.
Công ty thuốc Cửa hàng bán lẻ thuốc Trang trại chăn nuôi. c) Cung ứng thức ăn chăn nuôi
Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà.
Công ty TĂCN Cửa hàng bán TĂCN Trang trại chăn nuôi gà.
Trên địa bàn thành phố Sông Công có 11 xã, phường, 158 xóm, TDP, chăn nuôi gia cầm chiếm trên 50% số hộ dân, trong đó có 64 trang trại chăn nuôi gà, 60 gia trại, còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán theo quy mô kinh tế hộ gia đình. Do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như dịch bệnh nên các hộ gia đình không dám mở rộng quy mô chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi theo quy mô trang trại vì đó mà phát triển bởi nó giải quyết được bài toán ổn định chăn nuôi, ổn định dịch bệnh và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Thông tin cơ bản về trang trại chăn nuôi gà được tôi điều tra và tổng hợp qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Tình hình cơ bản của trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2018
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra hộ năm 2018)
Qua bảng 3.4. ta thấy chủ các trang trại chăn nôi trên địa bàn thành phố Sông Công chiếm phần lớn là người có trình độ học vấn từ cấp trung học phổ thông (98%), tuổi trung bình là 45 tuổi, đây là lứa tuổi đã tích lũy được vốn kinh nghiệm và có kinh tế ổn định; số lao động bình quân là 2 người /hộ, chủ
Nội dung ĐVT Bình quân
Số hộđiều tra Hộ 64
I. Đặc điểm chủ hộ
1. Tỷ lệ chủ trang trại là nam % 90
2. Tuổi bình quân chủ trang trại Tuổi 45
3. Trình độ văn hóa %
- Hoàn thành cấp Tiểu học % 100
- Hoàn thành trung học cơ sở % 100
- Hoàn thành cấp trung học phổ thông % 98
II. Điều kiện sản xuất của hộ
1. Số nhân khẩu/trang trại Người/hộ 4
2. Số lao động/1 trang trại Người/hộ 2
3. Diện tích đất bình quân/trang trại m2 5.000 4. Diện tích đất chăn nuôi bình quân/trang trại m2 1.300
yếu là người cùng nhà không phải thuê thêm lao động ngoài, đây cũng là điều kiện để không mất thêm chi phí thuê thêm nhân công lao động.
3.2.2.3. Trung gian thị trường
Đối tượng tham gia thị trường là những người tham gia vào quá trình mua hoặc bán một sản phẩm, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng. Các trung gian thị trường là nhứng người tham gia vào quá trình xử lý một sản phẩm từ khi sản phẩm đó rời nông trại đến khi đến tay người tiêu dùng. Họ là những người kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác nhân trung gian là người buôn bán và thu gom (hay còn gọi là thương lái) nhỏ và lớn:
a, Người buôn bán và thu gom nhỏ (thương lái nhỏ)
Đối với các trang trại chăn nuôi không liên kết, do không có thị trường đầu ra ổn định nên việc bán sản phẩm thường nhỏ lẻ không đồng loạt, một trang trại 4.000 con có thể xuất bán nhiều lần, những người thu gom đều là những thương lái nhỏ, thị trường đầu ra cũng hạn hẹp và không thường xuyên. Họ thu mua và bán vào các bếp ăn tập thể (các doanh nghiệp, nhà hàng, trường học...) hoặc gom lại và bán cho các thương lái lớn.
b, Người buôn bán và thu gom lớn (thương lái lớn)
Các trang trại chăn nuôi liên kết với các công ty, công ty có hợp đồng mua bán và thu gom với những người buôn bán lớn (thương lái lớn), họ có thị trường tiêu thụ ổn định, do đó tất cả các lứa gà xuất bán tại các trang trại đến tuổi xuất bán đều xuất bán đồng loạt, không nhỏ lẻ như với các trang trại không liên kết. Thị trường tiêu thụ của họ rất lớn, có thể là tại các chợ đầu mối, chuỗi các siêu thị, một loạt các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể lớn.
c, Người bán lẻ
Là các trang trại chăn nuôi bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng (các hộ dân khác cùng xóm, các nhà hàng, quán ăn nhỏ). Họ thường bán lẻ với sô lượng ít từ vài con đến vài chục con.
3.2.2.4. Người tiêu dùng
Sản phẩm của người chăn nuôi trải qua các trung gian thị trường. Khi đến tay người tiêu dùng, giá của sản phẩm có mức độ chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên đối với các trang trại chăn nuôi liên kết thì giá của sản phẩm ngoài thị trường họ không quan tâm lắm bới các công ty liên kết họ đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm và trả công họ chăn nuôi. Tuy nhiên nếu giá cả sản phẩm có thấp thì công ty cũng hạn chế vào gà bởi hiệu quả kinh doanh không cao, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chăn nuôi của các trang trại.
Các trang trại không liên kết khi họ bán sản phẩm nếu qua nhiều khâu trung gian thì người tiêu dùng mua sản phẩm với giá cao, ví dụ như người chăn nuôi bán sản phẩm với giá 55.000 đồng/kg gà, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá sản phẩm có thể lên 65.000 – 70.000 đồng/kg.
Do đó, nếu chuỗi giá trị càng nhiều trung gian thị trường, sẽ xảy ra sự cạnh tranh thị trường, giá sản phẩm lên cao và không có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.