Chuỗi giá trị gà tạicác trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2. Chuỗi giá trị gà tạicác trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công

Sơđồ 1: Chui giá tr gà tht ti các trang tri trên địa bàn thành ph Sông Công

Chuỗi giá trị gà thịt tại các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công gồm có ba kênh chính, qua ba kênh này sản phẩm từ người sản xuất đã đến

Trang trại chăn nuôi Công ty Thương lái nhỏ Thương lái lớn Chợ đầu mối, siêu thị Bếp ăn tập thể, nhà hàng Người tiêu dùng (1) (2) (3)

Kênh 1: Trang trại chăn nuôi Công ty liên kết Thương lái lớn Chợ đầu mối, siêu thị Bếp ăn tập thể, nhà hàng Người tiêu dùng

Kênh 2: Trang trại chăn nuôi Thương lái nhỏ Thương lái lớn Chợ đầu mối, siêu thị Bếp ăn tập thể, nhà hàng Người tiêu dùng

Kênh 3: Trang trại chăn nuôi Người tiêu dùng

Kênh thứ nhất là kênh chính, tiêu thụ 80% khối lượng gà của các trang trại tại thành phố, kênh thứ 2 chiếm tỷ lệ nhỏ hơn khoảng 15%, kênh thứ 3 khoảng 5%. Ba kênh này có sự qua lại với nhau.

Thành phố Sông Công là thành phố phát triển công nghiệp, do đó diện tích đất để phát triển trang trại còn hạn chế, việc phát triển các trang trại chăn nuôi theo quy mô tập trung vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao gái trị sản xuất cho ngành chăn nuôi, mặt khác tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

3.2.2. Các tác nhân tham gia chui giá tr

Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gà thịt tại các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công gồm có: Trang trại chăn nuôi gà, trung gian thị trường và người tiêu thụ.

3.2.2.1. Tác nhân cung cấp đầu vào

a) Cung ứng giống cho các trang trại chăn nuôi

- Các Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà. - Các đơn vị sản xuất giống Trang trại chăn nuôi gà. b) Cung ứng thuốc thú y

Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà.

Công ty thuốc Cửa hàng bán lẻ thuốc Trang trại chăn nuôi. c) Cung ứng thức ăn chăn nuôi

Công ty gia công Trang trại chăn nuôi gà.

Công ty TĂCN Cửa hàng bán TĂCN Trang trại chăn nuôi gà.

Trên địa bàn thành phố Sông Công có 11 xã, phường, 158 xóm, TDP, chăn nuôi gia cầm chiếm trên 50% số hộ dân, trong đó có 64 trang trại chăn nuôi gà, 60 gia trại, còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán theo quy mô kinh tế hộ gia đình. Do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như dịch bệnh nên các hộ gia đình không dám mở rộng quy mô chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi theo quy mô trang trại vì đó mà phát triển bởi nó giải quyết được bài toán ổn định chăn nuôi, ổn định dịch bệnh và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Thông tin cơ bản về trang trại chăn nuôi gà được tôi điều tra và tổng hợp qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tình hình cơ bản của trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra hộ năm 2018)

Qua bảng 3.4. ta thấy chủ các trang trại chăn nôi trên địa bàn thành phố Sông Công chiếm phần lớn là người có trình độ học vấn từ cấp trung học phổ thông (98%), tuổi trung bình là 45 tuổi, đây là lứa tuổi đã tích lũy được vốn kinh nghiệm và có kinh tế ổn định; số lao động bình quân là 2 người /hộ, chủ

Nội dung ĐVT Bình quân

Số hộđiều tra Hộ 64

I. Đặc điểm chủ hộ

1. Tỷ lệ chủ trang trại là nam % 90

2. Tuổi bình quân chủ trang trại Tuổi 45

3. Trình độ văn hóa %

- Hoàn thành cấp Tiểu học % 100

- Hoàn thành trung học cơ sở % 100

- Hoàn thành cấp trung học phổ thông % 98

II. Điều kiện sản xuất của hộ

1. Số nhân khẩu/trang trại Người/hộ 4

2. Số lao động/1 trang trại Người/hộ 2

3. Diện tích đất bình quân/trang trại m2 5.000 4. Diện tích đất chăn nuôi bình quân/trang trại m2 1.300

yếu là người cùng nhà không phải thuê thêm lao động ngoài, đây cũng là điều kiện để không mất thêm chi phí thuê thêm nhân công lao động.

3.2.2.3. Trung gian thị trường

Đối tượng tham gia thị trường là những người tham gia vào quá trình mua hoặc bán một sản phẩm, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng. Các trung gian thị trường là nhứng người tham gia vào quá trình xử lý một sản phẩm từ khi sản phẩm đó rời nông trại đến khi đến tay người tiêu dùng. Họ là những người kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.

Trong đề tài nghiên cứu này, tác nhân trung gian là người buôn bán và thu gom (hay còn gọi là thương lái) nhỏ và lớn:

a, Người buôn bán và thu gom nhỏ (thương lái nhỏ)

Đối với các trang trại chăn nuôi không liên kết, do không có thị trường đầu ra ổn định nên việc bán sản phẩm thường nhỏ lẻ không đồng loạt, một trang trại 4.000 con có thể xuất bán nhiều lần, những người thu gom đều là những thương lái nhỏ, thị trường đầu ra cũng hạn hẹp và không thường xuyên. Họ thu mua và bán vào các bếp ăn tập thể (các doanh nghiệp, nhà hàng, trường học...) hoặc gom lại và bán cho các thương lái lớn.

b, Người buôn bán và thu gom lớn (thương lái lớn)

Các trang trại chăn nuôi liên kết với các công ty, công ty có hợp đồng mua bán và thu gom với những người buôn bán lớn (thương lái lớn), họ có thị trường tiêu thụ ổn định, do đó tất cả các lứa gà xuất bán tại các trang trại đến tuổi xuất bán đều xuất bán đồng loạt, không nhỏ lẻ như với các trang trại không liên kết. Thị trường tiêu thụ của họ rất lớn, có thể là tại các chợ đầu mối, chuỗi các siêu thị, một loạt các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể lớn.

c, Người bán lẻ

Là các trang trại chăn nuôi bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng (các hộ dân khác cùng xóm, các nhà hàng, quán ăn nhỏ). Họ thường bán lẻ với sô lượng ít từ vài con đến vài chục con.

3.2.2.4. Người tiêu dùng

Sản phẩm của người chăn nuôi trải qua các trung gian thị trường. Khi đến tay người tiêu dùng, giá của sản phẩm có mức độ chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên đối với các trang trại chăn nuôi liên kết thì giá của sản phẩm ngoài thị trường họ không quan tâm lắm bới các công ty liên kết họ đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm và trả công họ chăn nuôi. Tuy nhiên nếu giá cả sản phẩm có thấp thì công ty cũng hạn chế vào gà bởi hiệu quả kinh doanh không cao, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chăn nuôi của các trang trại.

Các trang trại không liên kết khi họ bán sản phẩm nếu qua nhiều khâu trung gian thì người tiêu dùng mua sản phẩm với giá cao, ví dụ như người chăn nuôi bán sản phẩm với giá 55.000 đồng/kg gà, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá sản phẩm có thể lên 65.000 – 70.000 đồng/kg.

Do đó, nếu chuỗi giá trị càng nhiều trung gian thị trường, sẽ xảy ra sự cạnh tranh thị trường, giá sản phẩm lên cao và không có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.

3.3. Chi phí sản xuất trong chuỗi giá trị gà thịt

3.3.1. Trang tri chăn nuôi gà

Để tiến hành chăn nuôi, các trang trại phải đầu tư một khoản tiền nhất định. Tổng hợp từ phiếu điều tra của 64 trang trại chăn nuôi gà, tổng chi phí xây dựng chuồng trại trung bình cho 1trang trại chăn nuôi gà năm 2018 là 1 tỷ đồng/trang trại với quy mô 7.000 – 8.000 con/lứa. Đối với các trang trại liên kết thì chỉ cần có cơ sở vật chất ban đầu (chuồng trại) thì công ty sẽ ký hợp đồng với chủ trang trại chăn nuôi, các chi phí sản xuất sẽ không mất nhiều; còn đối với các trang trại chăn nuôi không liên kết thì ngoài chi phí xây dựng chuồng trại thì họ còn phải bỏ một khoản lớn chi phí sản xuất, do đó người dân thường phải vay vốn ngân hàng và trả lãi hàng tháng, hoặc quý, hoặc năm. Tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra các trang trại chăn nuôi, tổng số vốn trang trại đầu tư cho sản xuất trung bình là 1 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là

400 triệu đồng, vốn đi vay là 600 triệu đồng. Tiền lãi trung bình một lứa gà là 10,8 triệu đồng. Qua đó ta thấy vốn sử dụng trong sản xuất của các trang trại chủ yếu là vốn đi vay.

Chi phí xây dựng chuồng trại trung bình của một trang trại chăn nuôi gà thịt là 1 tỷ đồng, thời gian sử dụng là 10 năm, vì vậy khấu hao chuồng trại trung bình là 100 triệu đồng/năm. Một lứa gà nuôi trong vòng 2 tháng (tính cả thời gian để trống chuồng) cho 1 lứa gà là 16,6 triệu đồng.

Bảng 3.5: Chi phí đầu tư bình quân của 01 trang trại chăn nuôi gà

TT Chi phí ĐVT Số lượng Giá (nghìn đ/kg) Thành tiền (nghìn đồng) 1 Giống Con 8.000 15 120.000 2 Thức ăn Kg 24.000 10 240.000

3 Công lao động Người 02 10.000 20.000

4 Thuốc thú y Lứa 01 20.000 20.000

5 Chi phí điện, than Lứa 01 40.000 40.000

Tổng cộng 440.000

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra hộ năm 2018)

Biểu 3.7 là biểu tổng hợp chi phí đầu tư bình quân của 01 trang trại chăn nuôi theo hình thức không liên kết với công ty. Đối với các trang trại chăn nuôi theo hình thức liên kết thì toàn bộ chi phí ở mục 1,2 và 1 phần mục 4 là không có, do đó chi phí chỉ là 67 triệu đồng/lứa gà.

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trung bình 1 lứa gà của 01 trang trại chăn nuôi gà

STT Loại chi phí Trang trại không liên kết

Trang trại có liên kết

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1 Chi phí lãi vay 10,8 2,31 10,8 11,44

2 Khấu hao chuồng trại 16,6 3,55 16,6 17,58

3 Chi phí con giống 120 25,67 - -

4 Chi phí thức ăn 240 51,35 - -

5 Chi phí thuốc thú y 20 4,28 7 7,42

6 Chi phí điện, than, củi 40 8,56 40 42,37

7 Công lao động 20 4,28 20 21,19

Tổng chi phí 467,4 100 94,4 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Chi phí sản xuất trung bình của một trang trại (không liên kết) tại bảng 3.8 là 467,4 triệu đồng, trang trại liên kết là 94,4 triệu đồng. Trong đó, chi phí thức ăn (Bảng 3.8) chiếm tỷ lệ cao nhất (51,35%), sau đó là chi phí con giống (25,67%); 2 chi phí này ở các trang trại liên kết là không có. Phần công lao động cho 2 người trong 2 tháng là 20 triệu đồng thực chất là phần thu mà gia đình không mất bởi người làm đều là người của gia đình, không phải thuê thêm nhân công bên ngoài, do đó phần chi phí đối với trang trại không liên kết là 447,4 triệu đồng và trang trại có liên kết là 74,4 triệu đồng.

Bảng 3.7. Bảng hạch toán lợi nhuận bình quân của trang trại chăn nuôi gà

STT Chỉ tiêu ĐVT TT không liên

kết

TT có liên kết

1 Số gà Con 8.000 8.000

2 Tỷ lệ sống % 85 88

3 Số gà xuất chuồng Con 6.800 7.040

4 Khối lượng trung bình/con Kg 2.8 3

5 Giá bán Ngh.đ/kg 30 4

6 Bán phụ phẩm Ngh.đ 50.000 50.000

7 Doanh thu Ngh.đ 621.200 134.480

8 Chi phí Ngh.đ 467.400 94.400

9 Thu nhập Ngh.đ 153.800 40.080.000

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2018)

Với quy mô trung bình 8.000 con/lứa/hộ gia đình, tỷ lệ sống sót là 85- 88%, trọng lượng trung bình 2,8 – 3 kg/con đã mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình: trang lại liên kết 40.080.000đ/lứa, trang trại không liên kết là 153.800.000đ/lứa. Tuy có sự chênh lệch về thu nhập cao như vậy nhưng các trang trại vẫn lựa chọn hình thức chăn có liên kết bởi giá cả thì lên xuống bất thường, thị trường đầu ra với hộ dân là không có nên lãi thấp nhưng ổn định là hình thức mà người chăn nuôi lựa chọn và hình thức này đang ngày một phát triển tại địa bàn thành phố Sông Công.

3.3.2. S phân chia li nhun ca các tác nhân trong chui giá tr ngành gà theo quy mô trang tri theo quy mô trang tri

Trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố Sông Công bán sản phẩm qua 3 kênh chính, ở mỗi kênh sẽ có sự hình thành giá khác nhau. Sự hình thành giá được thể hiện qua bảng số liệu 3.10:

thành giá qua 3 kênh tiêu thụ có sự chênh lệch lớn. Tại kênh 1,2, giá bán của người sản xuất, công ty ban đầu là 30.000đồng/kg, trải qua trùn gian thị trường, người tiêu dùng mua sản phẩm với giá 50.000 đồng/kg, mức chênh lệch là 20.000 đồng/kg.

Bảng 3.8. Sự hình thành giá qua các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị gà

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT Diễn giải Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3

1 H sn xut

Giá bán ra - 30 30

2 Công ty thu gom 30

3 Người thu gom nh

Giá mua vào - 30 -

Chi phí - 4 -

Giá bán ra - 40 -

Lợi nhuận - 6 -

4 Người thu gom ln

Giá mua vào 30 40 -

Chi phí 5 3 -

Giá bán ra 50 50 -

Lợi nhuận 15 7 -

5 Người tiêu dùng 50 50 30

Tại kênh tiêu thụ thứ 3, giá bán mỗi kg gà là 30.000 đồng/kg, giá trị tăng thêm của người sản xuất và người tiêu dùng không nhiều nhưng ở kênh này ta thấy được lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên sản phẩm tiêu thụ này không đến được với người tiêu dùng với số lượng lớn do người tiêu dùng không ưa chuộng thịt gà công nghiệp.

Trong chuỗi gà thịt, nếu càng có nhiều trung gian thị trường, mức giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, người tiêu dùng phải trả giá sản phẩm cao hơn nhiều và người sản xuất là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Trong chuỗi giá trị này, người thu gom lớn là người có lợi nhuận cao nhất: Kênh 1 là 15.000 đồng/kg, kênh 2 là 7.000 đồng/kg.

3.3.3. Tiếp nhn thông tin ca các trang tri điu tra

Trên địa bàn thành phố Sông Công, trang trại chăn nuôi gà được tiếp cận các nguồn thông tin khoa học công nghệ thông qua các lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật, truyền đạt kiến thức chăn nuôi và các kỹ năng quản lý, hạch toán kinh tế trong chăn nuôi theo quy mô trang trại. Các lớp tập huấn được tổ chức tại các cơ quan của tỉnh như Chi cục phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm khuyến nông tỉnh; ở cấp huyện: Phòng Kinh tế thành phố, Trạm Khuyến nông thành phố, Trạm Thú y, Trung tâm dạy nghề thành phố. Từ đó chủ các trang trại nắm bắt được các quy định về quản lý nhà nước lĩnh vực trang trại, cách quản lý và hạch toán kinh tế trong quá trình chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Bảng 3.9. Tình hình nắm bắt thông tin về chỉđạo sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố

STT Số trang trại Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) Tổng số trang trại điều tra 64 100 1 Thông tin về kế hoạch sản xuất

Số trang trại biết 54 84,37

Số trang trại không biết 10 15,63

2 Thông tin về dịch bệnh

Số trang trại được dự báo 64 100

Số trang trại không được dự báo

3 Thông tin về chính sách của Nhà nước

Số trang trại nắm bắt được thông tin 58 90,62 Số trang trại không nắm bắt được thông tin 6 9,38

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

biết chiếm 84,37%, số trang trại không biết chiếm tỷ lệ thấp 15,63%; số trang trại được dự báo về dịch bệnh chiếm 100%; thông tin về chính sách của nhà nước: số trang trại nắm bắt được các thông tin về chính sách của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao 90,62%.

Bảng 3.10. Kết qủa tập huấn kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi gà

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2016 2017 2018

1 Số lớp bồi dưỡng, tập huấn Lớp 15 17 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54)