Giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.5.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành

bàn thành ph Sông Công

3.5.2.1. Giải pháp về đất đai - Quy hoạch và đầu tư hạ tầng

Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy chính sách đất đai của địa phương cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất đầu tư phát triển tại các vùng đã được thị xã quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó cũng vẫn cần tạo điều kiện cho các trang trại thành lập mới ở những khu vực có điều kiện phù hợp tại địa bàn các xã (ngoài khu chăn nuôi tập trung đã qui hoạch) nhằm tăng tính hiệu quả trong sử dụng quỹ đất được giao của các hộ nông dân.

Nhà nước cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp trong xây dựng trang trại, hướng các trang trại phát triển bền vững.

3.5.2.2. Giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng

Nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu chính trong phát triển kinh tế trang trại, điều đó đòi hỏi phải có chính sách vay vốn, tín dụng phù hợp đối với loại hình kinh tế này. Sự hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ trang trại muốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn vẫn đang là khó khăn lớn nhất. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn mới đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh

tế trang trại. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi để thực hiện cho vay không cần thế chấp, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.

Thực tế cho thấy vốn tự có của các chủ trang trại luôn là nguồn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của trang trại. Vì vậy bản thân các chủ trang trại trước hết cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề vốn của mình theo phương thức lấy ngắn nuôi dài để từ đó thực hiện tích lũy vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.

3.5.2.3. Giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Trên toàn địa bàn thành phố có 64 trang trại (năm 2018) thì có 58 trang trại chăn nuôi gia công cho các công ty (Jafa, RTD, CP, Emivest, Goldenstar). Hiện nay, thành phố đang đẩy mạnh mô hình chăn nuôi gia công để tranh thủ sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật theo quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu cung ứng con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm; đảm bảo chủ động phòng, chống dịch bệnh, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi. Đây cũng là hướng đi có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hiện nay.

Đối với các trang trại tự phải đi tìm thị trường tiêu thụ thì bản thân các trang trại này phải tăng cường tính liên kết cộng đồng thông qua việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ .v.v. Trong chăn nuôi phải đảm bảo đúng quy trình phòng bệnh, thời gian dừng thuốc trước khi đưa ra ngoài thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học), đảm bảo chất lượng nguồn hàng đưa ra thị trường là sản phẩm tốt, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, đó là giải pháp chính để xây dựng thương hiệu, tiếp cận với thị trường tiêu thụ và tiếp cận với người tiêu dùng.

3.5.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Nhà nước cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động công tác khuyến nông từ tỉnh, huyện đến các xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại và người lao động. Thường xuyên tiếp xúc với các trang trại để hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến cáo về kỹ thuật và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Tổ chức nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả thông qua việc tổ chức tham quan, học tập, giới thiệu kinh nghiệm của các mô hình làm ăn giỏi trong các trang trại với nhau.

- Cán bộ cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, gắn bó với nông dân. - Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới phù hợp cho các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.5.2.5. Giải pháp về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại

Nhân tố con người và nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Từ thực trạng đó ta phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động làm việc trong các trang trại.

Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại cần tập trung vào những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ mới, cách lập và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý và hạch toán kinh tế trong trang trại...

Đầu tiên ta cần thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại năng lực trình độ thực tế của chủ trang trại và các vấn đề họ quan tâm để có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp, nội dung tập huấn, bồi dưỡng tập trung

vào kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng cụ thể và nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại.

Đối với lao động làm thuê trong các trang trại cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng thành những lao động có kỹ thuật và tay nghề vững vàng. Đồng thời nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa chủ trang trại và người làm thuê trong các hợp đồng lao động để các bên hoàn toàn thoải mái và yên tâm dưới sự bảo vệ của pháp luật Nhà nước.

3.5.2.6. Giải pháp về môi trường trong các trang trại chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn chất thải do các hoạt động chăn nuôi ngày càng nhiều, nếu không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường.

Việc đầu tư xây dựng hầm biogas hay sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi không chỉ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nhiều lợi ích như khí đốt, điện thắp sáng, góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển theo hướng bền vững.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong các trang trại chăn nuôi nói chung và cả ngành chăn nuôi nói riêng.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trang trại có hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)