Những yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 64)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng

Để xác định được những khó khăn chính trong các trang trại chăn nuôi gà thịt trên địa bàn thành phố, tôi áp dụng phương pháp cho điểm bằng cách lấy ý kiến các chủ trang trại về những vấn đề họ gặp phải trong chăn nuôi. Vấn đề nào ảnh hưởng tới sản xuất nhiều nhất sẽ có số điểm cao nhất, vấn đề nào ít ảnh hưởng sẽ ít điểm hơn.

Sau khi lấy phiếu điều tra tại 64 trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố, tôi đã tổng hợp và nhận thấy rằng dịch bệnh là vấn đề khó khăn

tụ huyết trùng, thương hàn, Newcatson, Gumboro. Các bệnh thường ghép với nhau là cho tỷ lệ chết rất cao, gà chết hàng loạt. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăn nuôi của chủ các trang trại chăn nuôi gà còn hạn chế và chất lượng con giống kém nên các trang trại gặp khó khăn.

Sơđồ 2: Cây vn đề các yếu tnh hưởng ti sn xut ticác trang tri

Dịch bệnh là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng vật nuôi và là nguy cơ rủi ro kinh tế cao nhất đối với các trang trại chăn nuôi. Do vậy, để khắc

Hiệu quả kinh tế thấp

Chi phí sản xuất tăng Chất lượng sản phẩm giảm Vật nuôi bị chết Thu nhập thấp DỊCH BỆNH Chất lượng con giống chưa cao Kỹ thuật chăm sóc chưa đúng Điều kiện khí hậu thất thường Thiếu thông tin sản xuất

phải áp dụng các biện pháp như tiêm phòng vắccin, vệ sinh chuồng trại và chăn nuôi an toàn sinh học... Chủ các trang trại chăn nuôi cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng dịch bệnh của gà cho phòng Kinh tế, trạm Thú y thành phố để sớm có hướng giải quyết, để giảm tối đa thiệt hại về sô lượng gà và hiệu quả kinh tế gia đình.

3.4.2. Đánh giá ca người chăn nuôi và người thu mua v mt s yếu t liên quan đến sn xut và thu mua gà

Sử dụng thang đo Likert để khảo sát người chăn nuôi và người thu mua về một số yếu tố liên quan đến sản xuất và thu mua gà trên địa bàn sau khi xử lý số liệu có kết quả cụ thể như sau:

a) Đánh giá của người chăn nuôi về sự thuận lợi trong quá trình sản xuất chăn nuôi gà

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về sự thuận lợi trong chăn nuôi gà

Nội dung đánh giá Tổng số

mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Kết luận 1. Về nguồn vốn 64 2 4 3,2 Bình thường 2. Về giống 64 3 5 4,1 Thuận lợi 3. Kỹ thuật sản xuất 64 3 5 4,1 Thuận lợi 4. Dịch bệnh 64 3 4 3,3 Bình thường 5. Giá bán sản phẩm 64 3 5 3,9 Thuận lợi 6. Áp dụng chính sách của nhà nước 64 2 4 3,0 Bình thường Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019

Qua kết quả trên cho thấy người chăn nuôi cũng cho rằng các nội dung như: giống, kỹ thuật sản xuất và giá bán sản phẩm là thuận lợi (giá trị trung bình đạt từ 3,9-4,1), vì các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi gia công cho các công ty, do đó các nội dung trên được các công ty thống

bệnh và việc hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước (giá trị trung bình từ 3,0-3,3) thì được cho là bình thường. Vấn đề này có liên quan đến sự tuyên truyền, sự chỉ đạo của của các cơ quan quản lý đối với sản xuất chăn nuôi gà. Cần thiết phải có những tác động từ các nhà quản lý đến với người chăn nuôi để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho chăn nuôi gà phát triển thuận lợi.

b) Đánh giá của người chăn nuôi về những thông tin phục vụ phát triển sản xuất chăn nuôi

Bảng 3.12. Đánh giá về các thông tin phục vụ phát triển chăn nuôi Nội dung đánh giá

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Kết luận 1. Về kế hoạch sản xuất 64 2 4 3,1 Bình thường 2. Về dịch bệnh 64 3 5 3,8 Thường xuyên 3. Về chính sách của NN 64 3 5 3,5 Bình thường 4. Tham gia tập huấn 64 2 5 3,9 Thường xuyên

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019

Kết quả khảo sát cho thấy người chăn nuôi gà chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch sản xuất (giá trị trung bình là 3,1) và những chính sách của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi (giá trị trung bình là 3,5), điều đó có thể thấy các trang trại chăn nuôi gà (đặc biệt là chăn nuôi gia công) khá phụ thuộc vào sự cung ứng của các công ty từ kế hoạch sản xuất, thị trường và chưa tận dụng được các chính sách của Nhà nước hiện nay. Kết quả này cũng khá phù hợp với những đánh giá về sự thuận lợi trong phát triển chăn nuôi ở phần trên.

Qua khảo sát cũng cho thấy các công ty trong chuỗi gà rất quan tâm đến việc tập huấn kỹ thuật và xử lý dịch bệnh cho chăn nuôi gà (giá trị trung bình từ 3,8-3,9). Đây cũng là điều rất quan trọng trong chuỗi chăn nuôi gà vì các công ty đã chịu trách nhiệm từ các yếu tố đầu vào: giống, thức ăn, thú y và đầu ra cho sản phẩm.

c) Đánh giá của người chăn nuôi về các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà theo quy mô trang trại nhằm phát hiện ra đánh giá của người chăn nuôi về các yếu tố từ đó có những can thiệp phù hợp cho phát triển chuỗi giá trị gà trên địa bàn.

Bảng 3.13. Đánh giá về các yếu tốảnh hưởng đến chăn nuôi Nội dung đánh giá

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Kết luận Điều kiện khí hậu thuận lợi 64 3 5 4,1 Ảnh hưởng Chi phí sản xuất cao 64 3 5 4,3 Rất ảnh hưởng Chất lượng SP đồng đều 64 2 4 3,6 Ảnh hưởng Tỷ lệ gà chết cao 64 3 5 4,3 Rất ảnh hưởng Chất lượng giống ổn định 64 4 5 4,4 Rất ảnh hưởng Kỹ thuật chăm sóc hiện đại 64 4 5 4,5 Rất ảnh hưởng Thông tin thị trường đầy đủ 64 3 5 3,3 Bình thường

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019

Qua bảng 3.15 cho thấy hầu hết các yếu tố đều được đánh giá là có ảnh hưởng đến chăn nuôi gà, cụ thể: (i) Về điều kiện khí hậu thuận lợi - ảnh hưởng (4,1); Chi phí sản xuất cao – rất ảnh hưởng (4,3); (iii) Chất lượng sản phẩm đồng đều - ảnh hưởng (3,6); (iv) Tỷ lệ gà chết cao – Rất ảnh hưởng (4,3); (v) Chất lượng giống ổn định – Rất ảnh hưởng (4,4); (vi) Kỹ thuật chăm sóc hiện đại – Rất ảnh hưởng (4,5); và (vii) Thông tin thị trường đầy đủ - bình thường (3,3). Qua đó có thể thấy rõ hơn các yếu tố khảo sát đã có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gà, cần có sự quan tâm thích đáng các yếu tố này để phát triển chuỗi giá trị gà quy mô trang trại trong hiện tại cũng như trong các thời gian tiếp theo.

Việc người chăn nuôi đánh giá các thông tin thị trường là bình thường (3,3) cũng khá phù hợp với những đánh giá ở trên, khi mà người chăn nuôi theo hình thức gia công là chủ yếu.

d) Đánh giá của người thu mua về những chi phí cho việc thu mua gà tại địa phương

Bên cạnh những công ty, doanh nghiệp triển khai phát triển liên kết với các trang trại chăn nuôi gà gia công, trên địa bàn cũng có một số trang trại chăn nuôi chủ động từ đầu vào đến đầu ra, có những trang trại chủ động tốt về đầu ra, những cũng có những trang trại để tiêu thụ sản phẩm cần phải qua khâu trung gian đó là người thu mua.

Bảng 3.14. Đánh giá về chi phí thu mua gà

Nội dung đánh giá Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Kết luận Chi phí kiểm dịch 10 4 5 4,5 Rất tốn kém

Tiền thu mua gà 10 2 4 3,1 Bình thường

Tiền xăng xe 10 2 3 2,5 Không tốn kém

Tiền điện thoại 10 2 3 2,5 Không tốn kém

Tiền mua dụng cụ nuôi

nhốt 10 3 4 3,5 Tốn kém

Chi phí khác 10 2 3 2,5 Không tốn kém

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019

Kết quả khảo sát người thu mua về những chi phí cho hoạt động thu mua gà của các trang trại thể hiện qua bảng 3.16. Có thể thấy người thu mua rất không bằng lòng với các chi phí như: chi phí kiểm dịch – rất tốn kém (giá trị trung bình là 4,5) và tiền mua dụng cụ nuôi nhốt gà – tốn kém (giá trị trung bình là 3,5). Với kết quả như vậy có thể thấy rằng cần thiết có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa trang trại và người thu mua về những thông tin về nguồn gốc sản

phẩm chăn nuôi, kế hoạch sản xuất, thời gian xuất bán để tiết kiệm các chi phí khác, góp phần gia tăng giá trị các bên tham gia.

3.5. Định hướng và một số giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công

3.5.1. Nhng định hướng

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, tôi xin đề xuất một số định hướng để nâng cao chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trong thời gian tới như sau: - Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, đảm bảo phát triển kinh tế trang trại phải gắn liến với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn thành phố đầu tư phát triển mô hình trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình trang trại trên địa bàn thành phố, phát triển đa dạng cả về quy mô và cơ cấu sản xuất, sở hữu và sử dụng các yếu tố sản xuất, phương thức quản lý. Kết hợp đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu đưa kinh tế trang trại thực sự trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ trên cơ sở của quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của thành phố cũng như quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, quy hoạch sử dụng đất, từng bước tạo các vùng sản xuất tập trung.

- Chú trọng phát triển loại hình trang trại gia đình có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tình hình và đặc điểm của địa

phương nói riêng. Nhà nước cấn quan tâm khuyến khích và hướng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết và hợp tác để hình thành các loại hình trang trại thích hợp.

- Tăng cường đưa những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất.

- Tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đào tạo chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý cho các chủ trang trại.

3.5.2. Gii pháp phát trin chui giá tr gà theo quy mô trang tri trên địa bàn thành ph Sông Công bàn thành ph Sông Công

3.5.2.1. Giải pháp về đất đai - Quy hoạch và đầu tư hạ tầng

Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy chính sách đất đai của địa phương cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất đầu tư phát triển tại các vùng đã được thị xã quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó cũng vẫn cần tạo điều kiện cho các trang trại thành lập mới ở những khu vực có điều kiện phù hợp tại địa bàn các xã (ngoài khu chăn nuôi tập trung đã qui hoạch) nhằm tăng tính hiệu quả trong sử dụng quỹ đất được giao của các hộ nông dân.

Nhà nước cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp trong xây dựng trang trại, hướng các trang trại phát triển bền vững.

3.5.2.2. Giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng

Nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu chính trong phát triển kinh tế trang trại, điều đó đòi hỏi phải có chính sách vay vốn, tín dụng phù hợp đối với loại hình kinh tế này. Sự hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ trang trại muốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn vẫn đang là khó khăn lớn nhất. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn mới đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh

tế trang trại. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi để thực hiện cho vay không cần thế chấp, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.

Thực tế cho thấy vốn tự có của các chủ trang trại luôn là nguồn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của trang trại. Vì vậy bản thân các chủ trang trại trước hết cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề vốn của mình theo phương thức lấy ngắn nuôi dài để từ đó thực hiện tích lũy vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.

3.5.2.3. Giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Trên toàn địa bàn thành phố có 64 trang trại (năm 2018) thì có 58 trang trại chăn nuôi gia công cho các công ty (Jafa, RTD, CP, Emivest, Goldenstar). Hiện nay, thành phố đang đẩy mạnh mô hình chăn nuôi gia công để tranh thủ sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật theo quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu cung ứng con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm; đảm bảo chủ động phòng, chống dịch bệnh, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi. Đây cũng là hướng đi có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hiện nay.

Đối với các trang trại tự phải đi tìm thị trường tiêu thụ thì bản thân các trang trại này phải tăng cường tính liên kết cộng đồng thông qua việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ .v.v. Trong chăn nuôi phải đảm bảo đúng quy trình phòng bệnh, thời gian dừng thuốc trước khi đưa ra ngoài thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học), đảm bảo chất lượng nguồn hàng đưa ra thị trường là sản phẩm tốt, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, đó là giải pháp chính để xây dựng thương hiệu, tiếp cận với thị trường tiêu thụ và tiếp cận với người tiêu dùng.

3.5.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Nhà nước cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động công tác khuyến nông từ tỉnh, huyện đến các xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại và người lao động. Thường xuyên tiếp xúc với các trang trại để hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến cáo về kỹ thuật và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Tổ chức nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả thông qua việc tổ chức tham quan, học tập, giới thiệu kinh nghiệm của các mô hình làm ăn giỏi trong các trang trại với nhau.

- Cán bộ cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, gắn bó với nông dân. - Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới phù hợp cho các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.5.2.5. Giải pháp về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 64)