3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.4. Độc lực của virút
Để đánh giá độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nước trứng đã gây nhiễm vi rút với tỉ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ nhiễm của gà để cho điểm (chỉ số IVPI: Intravenous Pathogenicity Index). Điểm tối đa là 3 với vi rút có độ độc lực cao nhất, theo quy định của Ủy ban châu Âu bất cứ vi rút nào có chỉ số IVPI từ 1.2 trở lên thuộc nhóm HPAI - độc lực cao (Nguyễn Tiến Dũng, 2004)
Tính gây bệnh hay độc lực của vi rút cúm A được chia làm hai loại: Loại độc lực cao (HPAI - Highly pathogenic avian influenza), và loại độc lực thấp (LPAI - Low pathogenic avian influenza), cả hai loại đều cùng tồn tại trong tự nhiên.
- HPAI là loại vi rút cúm A thường gây chết 100% số gia cầm bị nhiễm trong vòng 48 giờ bị nhiễm với khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng. HPAI phát triển tốt trên tế bào phôi gà và trong tế bào thận chó trong môi trường nuôi cấy không có trypsin (Webster, 1998; Alexander, 2007). Loại này rất nguy hiểm, gây nhiều lo ngại cho cộng đồng.
- LPAI là loại vi rút cúm A khi phát triển trong cơ thể bị nhiễm chỉ gây bệnh cúm nhẹ, không gây triệu chứng lâm sàng điển hình và không gây chết vật chủ. Đây là những vi rút lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự nhiên của vi rút cúm A, loại này có thể trao đổi gen với các chủng vi rút có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành vi rút độc lực cao nguy hiểm (Webster, 1998; Alexander, 2007).