Tỷ lệ tiêm phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Tỷ lệ tiêm phòng

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm định kỳ cho đàn gia cầm là biện pháp phòng bệnh chủ động và tích cực giúp cơ thể có miễn dịch chống lại mầm bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại huyện Quảng Ninh được tổ chức vào 2 đợt chính trong năm, đợt I vào tháng 3 đến tháng 4, đợt II

vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Ngoài ra, việc tiêm phòng bổ sung cho số gia cầm mới nhập đàn và hết thời gian miễn dịch cũng được một số hộ chăn nuôi và một số địa phương triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, do hình thức chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình rải rác ở khắp các địa phương còn chiếm chủ yếu nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm còn gặp không ít khó khăn và thường tỷ lệ tiêm còn đạt thấp hơn nhiều so với tổng đàn thực tế.

Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh chủ yếu xảy ra trên các đàn gia cầm chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Vì vậy, việc không tiêm vắc xin phòng bệnh cúm được cho là yếu tố nguy cơ đối với việc phát sinh dịch cúm gia cầm. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ không tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Không tiêm phòng Có bệnh Không bệnh Tổng Có 30 39 69 Không 2 29 31 Tổng 32 68 100 RR 66,77 P-value 0.000583

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.8 ta thấy, gia cầm không được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm có nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm cao gấp 66,77 lần so với gia cầm được tiêm vắc xin phòng bệnh và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)