Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn một số xã thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn một số xã thuộc tỉnh

tnh Qung Bình qua phiếu điều tra.

3.1.2.1. Cơ cấu chăn nuôi gia cầm ở các hộ điều tra

Thông qua Phiếu thu thập thông tin dịch Cúm gia cầm bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi gia cầm; xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

Qua 100 phiếu điều tra tại 5 xã, huyện Quảng Ninh đã thống kê tình hình chăn nuôi của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu chăn nuôi gia cầm, thủy cầm ở các hộ điều tra

TT Loài gia cầm Số lượng (con) Tỷ lệ

1 Gà con 365 0,97 2 Gà thịt 13.572 35,90 3 Gà đẻ 1.330 3,52 4 Vịt, ngan con 1.190 3,15 5 Vịt, ngan nuôi thịt 3.663 9,67 6 Vịt, ngan đẻ 17.684 46,78 Tổng 37.804 100

Qua bảng 3.2 cho thấy ở các xã điều tra tỷ lệ chăn nuôi vịt, ngan sinh sản là cao nhất (chiếm 46,78%), tiếp đến là chăn nuôi gà thịt (35,90 %) và vịt, ngan nuôi thịt (9,67%), thấp nhất là chăn nuôi gà con (0,97%). Điều này hoàn toàn có thể lý giải bởi điều kiện tự nhiên của các địa phương này với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ, sông nhiều, thuận tiện cho việc phát triển nuôi các loại vịt ngan sinh sản. Hơn thế nữa, do nhu cầu của thị trường mà các xã này cung cấp tạo nên sự chênh lệch lớn về số lượng các loài gia cầm được chăn nuôi tại các địa phương này.

3.1.2.2. Phương thức chăn nuôi trên địa bàn huyện:

Phương thức chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến năng xuất và chất lượng chăn nuôi. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các phương thức chăn nuôi thủ công, nhỏ lẻ đang dần được thay thế bằng các hình thức chăn nuôi tập trung và có quy mô lớn hơn. Để tìm hiểu về phương thức chăn nuôi gia cầm tại 4 xã huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã tiến hành điều tra về các phương thức chăn nuôi đang được áp dụng tại một số xã thuộc tỉnh Quảng Bình. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Phương thức chăn nuôi gia cầm

TT Phương thức Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Tự do, nhỏ lẻ, thả đồng 76 76

2 Bán công nghiệp 8 8

3 Công nghiệp, nuôi nhốt 16 16

Tổng 100 100

Từ kết quả điều tra ở bảng 3.3 cho thấy phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả đồng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (76 %) và phương thức chăn nuôi công nghiệp, nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp 16%. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư vốn ban đầu cho chăn nuôi công nghiệp cao, yêu cầu kỹ thuật, số lượng và tay nghề công nhân,...trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông phù hợp với người chăn nuôi về kinh phí đầu tư vì người chăn nuôi có thể tận dụng được những thức ăn dư thừa trong sinh hoạt, mặt khác địa hình các xã của huyện đều có nhiều sông suối thuận lợi cho việc chăn thả gia cầm đặc biệt là thủy cầm..

3.1.2.3. Vệ sinh chuồng trại

Bảng 3.4. Tình hình vệ sinh chuồng trại

TT Tần suất vệ sinh Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Hàng ngày 53 53 2 2-3 lần/tuần 13 13 3 Hàng tuần 12 12 4 Hàng tháng 22 22 Tổng 100 100

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy các hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã điều tra đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh khử trùng trong chăn nuôi. Tỷ lệ số hộ vệ sinh chuồng trại hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 53%. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ (22 %) ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, họ vệ sinh định kỳ theo tháng. Do đó theo báo cáo chi cục chăn nuôi và thú y Quảng bình trong những năm gần đây từ năm 2013 đến năm 2017 dịch bệnh cúm gia cầm không xuất hịên trên địa bàn huyện. (Chi cục Chăn Nuôi và Thú Y Quảng Bình, 2017)

3.1.2.4. Xử lý chất thải chăn nuôi

Hiện nay chất thải trong chăn nuôi đã và đang là vấn đề khó khăn và cần được quan tâm nhất hiện nay. Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy hầu hết các hộ được điều tra không xử lý chất thải chăn nuôi mà xả thẳng ra ngoài môi trường chiếm 79%. Số hộ chăn nuôi sử dụng các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả thân thiện với môi trường như bio-gas hay dùng chế phẩm sinh học là rất thấp 4% và 14 %. Nguyên nhân là do giá thành của các loại chế phẩm sinh học để xử lý môi trường vẫn còn khá đắt và do người chăn nuôi chưa ý thức được vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên phối hợp với người chăn nuôi để có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi cho phù hợp.

Bảng 3.5. Xử lý chất thải chăn nuôi

TT Biện pháp Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Bio-gas 4 4 2 Dùng chế phẩm SH 14 14 3 Dùng hóa chất 3 3 4 Xả thẳng 79 79 Tổng 100 100

3.1.2.5. Tình hình tiêm phòng vaccine CGC Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêm phòng Cúm gia cầm TT Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Tiêm phòng 31 31 2 Không tiêm phòng 69 69 Tổng 100 100

Qua kết quả điều tra bảng 3.6 ta thấy tỷ lệ số hộ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho đàn gia cầm thông qua phiếu điều tra ở huyện Quảng Ninh là 31 %. So với kết quả tiêm phòng của toàn huyện Quảng Ninh năm 2016 thấp hơn 29%. (Chi cục Chăn nuôi và thú y Quảng Bình, 2017). Các xã được điều tra, chăn nuôi chủ yếu bằng phương thức nhỏ lẻ, thả rông chưa chú trọng công tác phòng chóng dịch bệnh do vậy tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm tái diễn phức tạp và khó kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 56)