Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2. Bố trí thí nghiệm

- Để điều tra tình hình dịch bệnh chúng tôi tiến hành lập danh sách các xã đã từng xảy ra dịch cúm gia cầm, trong đó lựa chọn ngẫu nhiên các thôn đã từng có dịch hoặc có nguy cơ cao. Hai danh sách các hộ đã từng có dịch và các hộ chưa có dịch được lập ra. 100 hộ chăn nuôi gia cầm được lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:2 (bệnh : chứng) để tiến hành điều tra. Tổng số 100 phiếu điều tra đã được sử dụng.

- Để khảo sát sự lưu hành vi rút CGC tại đàn chỉ báo trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lập danh sách các xã đã từng xảy ra dịch cúm gia cầm. Hai xã Vạn Ninh và Tân Ninh được chọn ngẫu nhiên cho mục đích nghiên cứu. Trong mỗi xã, các thôn đã từng có dịch hoặc có nguy cơ cao đã được lựa chọn và danh sách các hộ chăn nuôi được lập và được sử dụng để tiến hành lấy mẫu.

-Để khảo sát sự lưu hành vi rút CGC tại tại chợ, chúng tôi lập danh sách các chợ trên địa bàn huyện đã từng xảy ra dịch cúm và chọn ngẫu nhiên một chợ để nghiên cứu.

- Mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N6 tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Được tiến hành giải trình tự gen tại Hãng 1st Base của công ty BioTrace, Singapo.

- Lấy mẫu: mẫu giám sát gộp (swab gộp - gộp10 tăm bông đã lấy dịch hầu - họng của 10 con gia cầm lại thành 1 mẫu) tại một số đối tượng gia cầm (gà, vịt) được thu thập nhằm phát hiện các chủng vi rút CGC có mặt trên địa bàn huyện. Tần suất lấy mẫu là một lần/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 44)