3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.8.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh
Vệ sinh ăn uống, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế việc phơi nhiễm với các vi rút có trên gia cầm trong môi trường. Thực hiện ăn chín uống sôi, không mua gia cầm không rõ nguồn gốc, không ăn trứng, thịt gia cầm khi chưa nấu chín hoàn toàn. Nuôi gia cầm xa nơi ở, khu vực đông dân cư và thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Phun thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần. Khi có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Tuyên truyền sâu rộng đến người dân và các hộ chăn nuôi về bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra
1.8.2. Phòng bệnh bằng vắc xin
Sử dụng vaccine là một trong những giải pháp chủ động hiện nay để phòng bệnh, tạo ra sự miễn dịch chủ động cho gia cầm, sẽ làm giảm tính mẫm cảm của gia cầm và làm giảm sự thải trừ virus ra môi trường bên ngoài, có khả năng thích ứng chống lại vi rút.Kháng thể đặc hiệu có thể được cơ thể sinh ra do kích thích của kháng nguyên trong vaccine, và đó là các kháng thể kháng HA, NA, MA và nhiều loại hình khác của vi rút đương nhiễm, góp phần vô hiệu hóa virus cúm đúng đối tượng khi chúng xâm nhập vào. Hiện nay có 3 loại vắc xin đang được sử dụng tại một số quốc gia.
Một số loại vắc xin được ghi nhận hiện nay (Lê Văn Năm, 2004):
Vaccine vô hoạt đồng chủng (homologous vaccine) là các loại vaccine được sản xuất chứa những chủng vi rút cúm gia cầm giống như chủng gây bệnh trên thực địa (Kishida, 2005). Nhược điểm của loại vaccine này là không thể phân biệt gia cầm được tiêm chủng với gia cầm tiếp xúc với mầm bệnh trên thực địa, trừ khi có những con chưa được tiêm chủng được nhốt trong chuồng.
Vaccine thế hệ mới: là loại vaccine được sản xuất dựa trên sử dụng kỹ thuật gen loại bỏ các vùng “gen độc” đang được nghiên cứu và sử dụng, bao gồm: Vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền: sử dụng vi rút đậu gia cầm làm vector tái tổ hợp với gen H5 và N1 phòng virus typ H5N1. Vaccine dưới đơn vị chứa protein kháng nguyên NA, HA tái tổ hợp và tách chiết làm vaccine. Vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền sử dụng adenovi rút hoặc Newcastle vi rút hoặc vi rút đậu chim làm vector dẫn truyền, được tổ hợp kháng nguyên H5 vào hệ gen của adenovirus tạo nên vi rút tái tổ hợp. Ví dụ: vaccine sống vi rút tái tổ hợp TrovacAIV - H5 của Merial lấy nguồn gen H5 từ chủng A/Turkey/Iraland/83 (H5N2), sử dụng cho gia cầm lúc 1 ngày tuổi và đã được sử dụng tại Việt Nam.
Vaccine DNA là sản phẩm DNA plasmid tái tổ hợp chứa gen HA, NA, NP, M2 đơn lẻ hoặc đa gen.Vaccine nhược độc vi rút cúm nhân tạo được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền ngược, đó là việc lắp ghép vi rút cúm nhân tạo chứa đầy đủ hệ gen, trong đó các gen kháng nguyên H5 có vùng "độc" đã được biến đổi bằng kỹ thuật gen.