Quy trình cấp Giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 45)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.5. Quy trình cấp Giấy chứng nhận

Theo Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất:

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;

e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

1.2.6. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu

Trong những năm qua công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành ở huyện Lăk quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ; từng bước đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Tuy nhiên tiến độ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận còn chậm, vẫn còn nhiều diện tích hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chưa được cấp Giấy chứng nhận. Trong thời gian đến, để đẩy mạnh việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất, bảo đảm người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường huy động nguồn lực từ đất đai để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. UBND huyện Lăk chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt việc lập hồ sơ, xét duyệt, xử lý dứt điểm đối với các thửa đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, các trường hợp vướng mắc phải đề xuất giải pháp xử lý để cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

- Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

- Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/12/2019. - Không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. - Nội dung khoa học:

+ Phân tích đánh giá thực trạng.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cán nhân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lắk.

- Đánh giá về tình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lắk.

- Đánh giá thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/12/2019.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

2.3.1.1. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Từ phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương.

- Các phòng, ban chức năng như: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Chi cục Thống kê, Văn phòng HĐND – UBND huyện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện…

- Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan của các tác giả.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.3.1.2. Điều tra thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính, ... Số lượng phiếu điều tra là 210 phiếu được phân bổ 7/11 xã, thị trấn, cụ thể: xã Krông Nô: 30 phiếu; xã Đắk Nuê: 30 phiếu; xã Bông Krang: 30 phiếu; xã Buôn Tría: 30 phiếu; xã Ea Rbin 30 phiếu; xã Đắk Liêng 30 phiếu và thị trấn Liên Sơn: 30 phiếu;

- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn huyện Lắk để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến của những cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đầu ngành về những giải pháp trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài.

(1) Thông tin được tổng hợp theo các dạng sau:

- Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của từng thông tin, chọn lọc các thông tin, sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể, lập bảng số liệu, xây dựng biểu đồ, bản đồ, …

- Phân tích các tài liệu, số liệu được thực hiện thông qua việc đánh giá thể hiện bằng các thông tin định tính, định lượng.

(2) Phương pháp so sánh

So sánh tình hình cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các năm trong thời gian nghiên cứu; so sánh kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để có hướng đề xuất giải pháp.

(3) Phương pháp SWOT

Phân tích theo phương pháp SWOT để đánh giá và hiểu rõ điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của địa phương. Thông qua phân tích SWOT để nhìn rõ mục tiêu của các chiến lược phát triển, các thế mạnh của tỉnh, của huyện cũng như các yếu tố trong và ngoài khu vực có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu đã đề ra.

CHƯƠNG 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.1. KHÁI QUÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẮK TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẮK

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Lắk

Huyện Lắk là một huyện miền núi, nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 125.607,00 ha, chiếm 9,57 % tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, có toạ độ địa lý từ 120

09’36” đến 120 28’54” vĩ độ Bắc, từ 1070

54’45” đến 1080 30’10” độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 54 km theo đường Quốc lộ 27, cách trung tâm huyện Krông Nô 80 km theo Quốc lộ 27. Huyện Lăk bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: thị trấn Liên Sơn, các xã: Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng, Đăk Phơi, Đắk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triết, Krông Knô, Nam Ka và Ea Rbin; ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; - Phía Tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông;

- Phía Nam giáp huyện Đam Rông và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng ; - Phía Đông giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Huyện có Quốc lộ 27 từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, đoạn qua huyện Lắk dài 52 km, ngoài ra còn tỉnh lộ 687 nối liên huyện Lắk với huyện Krông Ana,… tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Tỉnh lỵ Đắk Lắk) với trung tâm tỉnh Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt. Đây là những nhân tố để huyện có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình huyện Lắk có các kiểu địa hình chính sau:

- Các kiểu địa hình bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao từ 800 đến 2200m: Hình

thành do dãy Chư Yang Sin chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao bọc, độ cao trung bình từ 800 - 2200m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20 - 250, thấp dần từ Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)