Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 62 - 70)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trên sơ cở tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của huyện Lăk đạt được như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp GTSX của các ngành giai đoạn 2015 –2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 (ước tính) Tổng số Tr.đ 1.182.130 1.836.522 1.570.779 1.591.112 1.764.291 1.695.100 Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr.đ 494.905 576.462 719.718 947.172 995.235 1.209.300 CN-Xây dựng Tr.đ 159.225 582.937 348.861 199.772 186.899 287.300 Thương mại- Dịch vụ Tr.đ 528.000 677.123 502.200 444.168 582.157 198.500 Cơ Cấu % 100 100 100 100 100 100 Nông lâm nghiệp, thủy sản % 41,87 31,39 45,82 59,53 56,41 71,34 CN-Xây dựng % 13,47 31,74 22,21 12,56 10,59 16,95 Thương mại- Dịch vụ % 44,67 36,87 31,97 27,92 33,00 11,71 Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trong cả nhiệm kỳ đạt 14,16% (Nghị quyết Đại hội XIII đề ra 14 - 15%); trong đó, nông, lâm nghiệp tăng 9,77%, công nghiệp - xây dựng tăng 22,21%, thương mại dịch vụ tăng 20,04%. Tổng giá trị sản xuất trong những năm ước đạt 3.491,2 tỉ đồng (giá so sánh năm 1994).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 17,20 triệu đồng/người/năm, đạt 100% so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đề ra.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy sản chiếm 53,46% (KH 52,41%); công nghiệp - xây dựng chiếm 23,76% (KH 25,46%); dịch vụ chiếm 22,60% (KH 22,13%).

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 51,61% (giảm 11,34% so với đầu nhiệm kỳ), Công nghiệp - Xây dựng

chiếm 26,92% (tăng 7,75% so với đầu nhiệm kỳ), thương mại, dịch vụ, chiếm 22,10% (tăng 3,77% so với đầu nhiệm kỳ).

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngày càng củng cố dần cơ cấu kinh tế Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra vẫn còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng đạt thấp hơn nhiều so với cơ cấu ngành nông lâm nghiệp.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 ước thực hiện 24.818 ha, so với đầu

nhiệm kỳ tăng 3.014 ha, đạt 102% Nghị quyết; tổng sản lượng năm 2020 ước đạt 100.947 tấn, đạt 90,82% so với NQ Đại hội XIII; lương thực bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 1.482 kg/người, đạt 88% so với Nghị quyết Đại hội XIII.

- Chăn nuôi: Trong những năm qua ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định. Năm

2020 toàn huyện ước có tổng đàn trâu, đàn bò: 18.550/19.100 con, đạt 97,1% kế hoạch; đàn heo 47.500/47.000 con, đạt 101,6% kế hoạch; đàn gia cầm 395.000/370.000 con, đạt 106,7% kế hoạch. Công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ được tăng cường; công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên nên đã khống chế được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Công tác quản lý nhà nước về nuôi, trồng, khai thác thủy sản được chú trọng; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt luật thuỷ sản cũng như các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân. Hiện nay, toàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 744 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đánh bắt thủy sản hàng năm ước đạt 1.740 tấn.

- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Luôn được quan tâm; một số

loại cây, con giống cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao đang được phát triển và nhân rộng; thường xuyên thực hiện tốt việc tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; các mô hình và chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất cải thiện đời sống nhân dân. Trong 5 năm đã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT mới về cây trồng vật nuôi được 337 lớp tập huấn cho 9.791 lượt nông dân tham gia; tổ chức thực hiện được 78 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Sản xuất lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng được các cấp, các

ngành quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện; các đơn vị ngành lâm nghiệp, UBND các xã, các đơn vị chủ rừng thường xuyên tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Trong 5 năm toàn huyện thực hiện trồng mới được 1.416 ha rừng nguyên liệu, đạt 35,4% so với Nghị quyết đề ra; diện tích rừng giao khoán quản lý, bảo vệ là 24.500 ha, độ che phủ rừng của huyện đạt 64% ( NQ đề ra 66%).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Với phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung thu hút các nguồn đầu tư, hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Vật liệu xâu dựng.

Trên cơ sở định hướng đúng mục tiêu, có biện pháp phù hợp đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đang có bước tăng trưởng đột phá, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trong 05 năm ước đạt 799,94 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,21%. Năm 2020 ước thực hiện 234,945 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp 122,448/120 tỷ đồng đạt 102% Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 68,791 tỷ đồng so với năm 2015), trong đó: Công nghiệp khai khoáng 7,540 tỷ đồng; Công nghiệp chế tạo, chế biến 31,804 tỷ đồng; Công nghiệp khác 83,104 tỷ đồng.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ, thương mại

- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tập trung phát triển mạng lưới kinh doanh

thương mại ở trung tâm thị trấn Liên Sơn và các chợ xã (Buôn Triết, Krông Nô), đến nay toàn huyện có 1.268 hộ kinh doanh tại các xã, thị trấn; tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (theo giá hiện hành) từ năm 2016 đến năm 2020 ước thực hiện 753,934 tỷ đồng, trong đó năm 2020 ước đạt 197,433 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,04%(NQ 20 - 21%).

- Về hoạt động du lịch: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa

bàn huyện từng bước được đầu tư nâng cấp, góp phần thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn ngày một đông; trong 5 năm qua ước có 64.123 lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế 26.201 lượt, khách trong nước 37.922 lượt; tổng doanh thu ước đạt 14,3 tỷ đồng.

d. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình XDNTM

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH: Trong 5 năm qua đã chú trọng

đầu tư nâng cấp về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, đặc biệt là tập trung đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Toàn huyện hiện có 720 trục đường với tổng chiều dài 550,827 km, trong đó: Đường nhựa đá dăm với chiều dài 185,67 km, chiếm 33,7%, BTXM chiều dài 50,725km chiếm 9,2%, Cấp phối tự nhiên chiều dài 60,51 km chiếm 10,98%, đường đất tự nhiên chiều dài 253,922 km chiếm 46,09% (Bao gồm cả đường thôn buôn và đường nội đồng); đường giao thông liên xã, liên thôn được bê tông hóa và nhựa hóa, chiếm 68,36%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (65%).

Hệ thống thủy lợi toàn huyện có 44 công trình thủy lợi, trong đó 09 công trình trạm bơm điện, 18 đập dâng, 17 hồ chứa. Hàng năm đều chú trọng triển khai kiên cố hóa kênh mương nội đồng và nâng cấp sửa chữa kịp thời các công trình để phục vụ sản xuất. Đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương chính đạt 27,1% (NQ đề ra 85%); kênh nội đồng (kênh cấp 2,3) đạt 74,4% (NQ đề ra 65%). Tỷ lệ cây trồng có nhu cầu được tưới chủ động năm 2015 ước 85%, đạt 100% NQ.

Hệ thống lưới điện toàn huyện năm 2020 có 123/124 thôn, buôn, tổ dân phố có điện lưới Quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 98%, đạt 100% NQ.

Về nước sinh hoạt: Tổng số công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện hiện có 14 công trình và hơn 9.587 nguồn cấp nước nhỏ lẻ. Năm 2020 tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90% (NQ đề ra 85 - 90%).

Hệ thống Bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các dịch vụ Interrnet. Đến nay, toàn huyện 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa; mạng di động Viettel, Mobifone, Vinafone phủ sóng khắp địa bàn, toàn huyện có khoảng 35.000 thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động), bình quân 51,7 thuê bao/100 dân, đạt 285% NQ đề ra; số thuê bao internet băng thông rộng có khoảng 3.790 thuê bao, bình quân 5,6 thuê bao/100 dân.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2020 dân số toàn huyện ước tính là 64.644 người. Dân số của huyện gồm dân tộc kinh chiếm 36,73 % và nhiều dân tộc khác với tổng số là 42.288 người (trong đó: dân tộc Ê đê chiếm 3,26% và M Nông 49,08% còn lại là các dân

tốc thiểu số khác). Mật độ dân số trung bình 51 người/km2 (cao hơn mức trung bình của

trung với mật độ cao tại thị trấn Liên Sơn (479 người/km2

) và khu vực trung tâm nơi có

nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, với hệ thống hạ tầng cơ sở khá đồng bộ.

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, năm 2020 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,50%.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Hiện tại huyện có khoảng 38.000 lao động trong độ tuổi, chiếm 57,57% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, một số ít lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, xây dựng....

Trong công cuộc đổi mới, đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ đói nghèo bình quân hàng năm giảm 5% năm. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến. Năm 2020 thu nhập bình quân ước đạt 28,23 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân trên đầu người là: 1.482 kg/người/năm.

3.1.2.5. Văn hóa – xã hội

a. Văn hóa – Thể thao, du lịch

Hoạt động thông tin, tuyên truyền từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"... các hoạt động văn hóa thông tin ngày càng đa dạng, đã chú trọng vào mục đích bồi dưỡng, phát triển nhân tố con người, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng; giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc... Năm 2020, huyện có 90/124 thôn, buôn tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 72,5%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá 75%; có 90% cơ quan, đơn vị đạt văn hoá, có 100% buôn có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Mạng lưới truyền thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư, đến nay huyện có 02 trạm thu phát sóng truyền hình, 12 trạm thu phát sóng truyền thanh; 11/11 xã, thị trấn có hệ thống loa truyền thanh không dây; có 100% số dân được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 100%số dân được xem truyền hình.

b. Giáo dục - đào tạo

Công tác Giáo dục, đào tạo 5 năm qua không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn huyện hiện có 45 đơn vị trường học, trong đó có 12 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học và 11 trường THCS, 01 trường THPT, 01 trường DTNT và 01 trung tâm GDTX. Tổng số học sinh năm học 2019 - 2020 là 16.229 học

sinh, trong đó từ bậc Mầm non đến bậc THCS có 14.629 học sinh (tăng 941 em so với năm học 2014 - 2015); tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 95,7%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần; chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, tỷ lệ xét tốt nghiệp lớp 9 qua các năm học đều đạt từ 97% trở lên, kết quả thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2015 - 2016 đến nay đạt từ 96 - 99,8%, tỷ lệ học sinh lớp 12 thi đậu vào các trường đại học đạt từ 45% trở lên.

Chương trình kiên cố hóa trường lớp được chú trọng đầu tư. Đến nay, toàn huyện có 609 phòng học, tăng so với đầu nhiệm kỳ 75 phòng, trong đó có 321 phòng học kiên cố, 267 phòng bán kiên cố; công tác phổ cập đã được quan tâm. Đến nay có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học, chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập THCS và đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; 11 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng; đội ngũ giáo viên được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo; 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ, trong đó số cán bộ, giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo hơn 50%.

Về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Tính đến hết năm học 2018 - 2019, toàn huyện có 07 trường đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 phấn đấu xây dựng từ 01 đến 02 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện đề ra.

c. Y tế

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thực hiện có hiệu quả; các chương trình mục tiêu về y tế được triển khai thực hiện tốt; việc cấp thuốc chữa bệnh cho các đối tượng thuộc diện chính sách thực hiện đầy đủ; tinh thần trách nhiệm y đức của đội ngũ thầy thuốc, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn 21%. Toàn huyện có 11/11 trạm y tế có bác sỹ, điều dưỡng và nữ hộ sinh; 100% thôn, buôn có nhân viên y tế cộng đồng; năm 2020 có 11/11 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)