3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Lăk
Do những bất cập và hạn chế bộc lộ của mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hai cấp trong quá trình vận hành, tiến tới chuẩn hóa hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai theo mô hình của các nước trên Thế giới, phù hợp với công nghệ hiện đại. Trên cơ sở Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định 2872/QĐ- UBND ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở điều chuyển nguyên trạng Văn phòng Đăng ký QSDĐ trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố về Văn phòng Đăng ký QSDĐ trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.
Văn phòng đăng ký đất đai một cấp tỉnh thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VPĐK QSDĐ cấp tỉnh và nhiệm vụ của VPĐK QSDĐ cấp huyện theo quy định của pháp luật hiện hành. Các Chi nhánh VPĐK QSDĐ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của VPĐK QSDĐ tỉnh; có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của VPĐK QSDĐ một cấp trong phạm vi địa bàn được giao quản lý.
So với mô hình tổ chức Văn phòng ĐK QSDĐ hai cấp, Văn phòng ĐK QSDĐ một cấp có thuận lợi hơn trong việc thống nhất, thường xuyên, kịp thời trong chỉ đạo công tác chuyên môn và quản lý, lưu trữ HSĐC và tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chỉnh lý biến động HSĐC của cấp trên với cấp dưới dễ dàng được thực hiện. Tuy nhiên, cũng
gặp phải khó khăn do công tác phối hợp giữa Văn phòng ĐK QSDĐ và các phòng ban có liên quan thuộc UBND huyện và cán bộ địa chính thị trấn, xã do không cùng chịu sự quản lý của UBND huyện. Ngoài ra, thời gian luân chuyển, trình ký hồ sơ kéo dài gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ.
Để thực hiện chủ trương xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại cần sớm xây dựng một hệ thống thông tin đất đai thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, việc hình thành Văn phòng đăng ký đất đai một cấp sẽ thuận tiện cho việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu cũng như việc quản lý, khai thác thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai ở mỗi cấp, phục vụ các ngành, lĩnh vực và nhu cầu giao dịch của người dân và doanh nghiệp.
Trình tự thủ tục cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Lắk tuân thủ các quy định của: Luật đất đai 2013, Nghị Định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ; Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT; Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định trong các quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk. Trình tự được thực hiện như sau:
Theo Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Hình 3.4. Sơ đồ các bước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện Lắk trong việc triển khai cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện,
UBND cấp xã
- Thông báo nộp tiền - Trao giấy chứng nhận - Trả hồ sơ không đủ đk
Người sử dụng đất
- Kiểm tra và xác nhận đơn đề nghị
(Không quá 07 ngày)
- Công khai kết quả kiểm tra hồ sơ tại trụ sở UBND xã ( Không quá 15 ngày)
Cơ quan thuế (
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký
- Xác nhận đơn đủ đk, ghi ý kiến đơn không đủ đk ( Không quá 05 ngày) - Chuyển tài liệu cho cơ quan thuế
Văn phòng đăng ký đất đai UBND cấp huyện - Thẩm tra hồ sơ - Trình ký Phòng TN&MT
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (nếu có);
c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có);
… - GCN - HS Ký GCN Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa” Không quá 03 ngày
đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả. Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích. Bên cạnh đó, là nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ huyện đến các xã, thị trấn trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và cấp GCN QSDĐ, gắn trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCN QSDĐ theo quy định của pháp luật; đồng thời giúp người sử dụng đất hiểu và chấp hành đúng pháp luật đất đai, yên tâm đầu tư, khai thác tiềm năng đất đai, và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Với việc tổ chức thực hiện như vậy những năm qua công tác cấp GCN QSDĐ của huyện đạt được kết quả như sau:
Với sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành chức năng và các địa phương, cơ quan có liên quan, tính đến ngày 30/12/2019 UBND huyện Lắk đã cấp được 39 656 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất với diện tích 14 095,65 ha, đạt tỷ lệ hơn 91,30% tính trên tổng số phải cấp cho hộ gia đình cá nhân. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 29 297 Giấy chứng nhận, diện tích 13 367,79 ha; - Đất lâm nghiệp 190 Giấy chứng nhận, diện tích 322,93 ha;
- Đất nuôi trồng thủy sản 354 Giấy chứng nhận, diện tích 42,43 ha; - Đất ở nông thôn 8 474 Giấy chứng nhận, diện tích 319,76 ha; - Đất đô thị 1341 Giấy chứng nhận, diện tích 42,74 ha;