Đốivới người sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 107 - 112)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.6. Đốivới người sử dụng đất

Kịp thời phản ánh với Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua Văn phòng Đăng ký đất đai (theo số điện thoại đường dây nóng: 0262.3508111 và địa chỉ email:

vpdkdaklak@tnmt.daklak.gov.vn) trong việc giải quyết hồ sơ trễ hạn, tình trạng nhũng

nhiễu, gây khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để xử lý theo quy định.

1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài " Đánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk " có thể đi đến một số kết luận chung như sau:

- Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của huyện.

- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của huyện Lăk giai đoạn từ năm 2016 – 2019 đã được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng số lượng GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp trên địa bàn huyện Lắk từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 là 808 giấy với diện tích 394,98 ha. Qua kết quả cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 giúp chúng ta thấy được công tác cấp GCN QSDĐ trong giai đoạn này quá thấp so với yêu cầu đặt ra. Từ năm 2016 đến nay, công tác cấp GCN QSDĐ mang tính thụ động chờ người sử dụng đất đến đăng ký mới thực hiện các thủ tục cấp GCN. Đối với hồ sơ cấp GCN lần đầu do tính pháp lý phức tạp, tình trạng quản lý đất đai còn chưa thật nghiêm túc và chặt chẽ ở một số xã, thị trấn trước đây để người dân lấn chiếm đất công, đất có nguồn gốc nông, lâm trường, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất chưa rõ ràng dẫn đến việc thẩm tra xác minh để cấp GCN mất nhiều thời gian. Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất phải tiến hành các thủ tục trước khi cấp GCN QSDĐ, chuyển nhượng một phần; các sai phạm như xây dựng nhà không phép, sai phép và ranh giới đất sử dụng. Như vậy, từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Lắk đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Tuy nhiên công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lắk thời gian qua kết quả còn hạn chế; thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Hiện nay tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện và UBND các xã, thị trấn còn tồn đọng nhiều hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ chưa được giải quyết và trả kết quả cho người dân. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hạn còn cao; số lượng giấy chứng nhận đã ký nhưng chưa giao cho người dân còn tồn đọng nhiều. Còn nhiều trường hợp cấp GCNQSDĐ không thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định. Cấp xã quản lý đất diện tích đất có nguồn gốc đất Nông lâm trường (diện tích UBND tỉnh thu hồi trả về cho địa phương quản lý) không tốt, để dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở trái phép, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, cấp GCNQSDĐ. Hầu hết các xã, thị trấn chưa triển khai thực hiện việc kê khai đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013. Việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện và

UBND cấp xã chưa đầy đủ, thường xuyên; Xác định số tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận không đúng quy định dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài; Tiến độ thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (Dự án tổng thể) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3425/QĐ-UBND, ngày 15/12/2008 còn chậm, kết quả mang lại trong việc cấp giấy chứng nhận còn hạn chế.

- Kết quả điều tra phỏng vấn hộ cho thấy phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn 07 xã, thị trấn đã được cấp giấy chứng nhận, chiếm tỷ lệ là 75,24%. Qua ý kiến của các hộ này cho thấy công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận hiện nay đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có 46,20% ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết hồ sơ chậm so với quy định mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực, hậu quả của việc tham mưu cấp giấy chứng nhận không đúng hoặc đề nghị bổ sung các giấy tờ không có trong quy định. Số lượng người chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ 24,76%. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là diện tích có nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất chưa rõ ràng, nguồn gốc đất của các nông, lâm trường, làm nhà trên đất nông nghiệp. Hơn nữa, UBND các cấp chính quyền cũng chưa quyết liệt trong việc đề nghị các hộ dân có đất kê khai đăng ký đất đai bắt buộc theo Luật Đất đai năm 2013.

- Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp từ cấp xã đến cấp huyện để nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lắk trong thời gian tới. Các giải pháp được đề cập cho từng đơn vị, cá nhân và ở các cấp khác nhau. Tuy nhiên các giải pháp đều có những linh động và ưu tiên trong từng trường hợp cụ thể.

2. TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài , tác giả đã rất cố gắng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Lắk mới chỉ dừng ở mức độ khái quát nhất định, chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với từng xã. Vì vậy, những giải pháp kiến nghị mang tính tổng quát và gợi mở, cần được nghiên cứu sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

[5]. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lắk (2019), Hồ sơ địa chính các

năm 2016, 2017, 2018,2019.

[6]. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

[7]. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu

tiền sử dụng đất.

[8]. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy

định sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật đất đai.

[9]. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lăk (2019), Kết quả thống kê hàng năm

(2015,2016,2017,2018 và 2019); quy hoạch sử dụng đất 2011-2020; điều chỉnh quy hoạc sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm (2016,2017,2018 và 2019).

[10]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Luật đất đai 1993, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[11]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[13]. Hồ Kiệt (2014), Bài giảng hệ thống quản lý đất đai phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Huế;

[14]. Nguyễn Hữu Ngữ (2013), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế;

[15]. Đào Xuân Hùng (2014), “Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013”,

Đề tài thạc sĩ Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[16]. Nguyễn Thị Nhất Sơn (2018), Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, Đề tài thạc sĩ Trường Đại học

Nông Lâm Huế.

[17]. Mai Đào Ái Xuân (2015), Đánh giá thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụg đất cho các tổ chức tại tỉnh Bình Định.

[18]. Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 01/06/2018 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành quy chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai.

[19]. UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014

của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

[20]. UBND huyện Lắk, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc

phòng – an ninh huyện Lắk năm 2016, 2017, 2018, 2019.

[21]. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lắk, Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân năm 2016 đến năm 2019.

[22]. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lắk (2018), kết quả rà soát số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)