Khái quát chung công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 71 - 78)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Khái quát chung công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lắk

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, cùng với các xã, thị trấn trong huyện, Đảng bộ và nhân dân huyện Lăk đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của huyện, được thể hiện như sau:

3.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Đây là công tác thường xuyên được huyện chú trọng thực hiện và đặc biệt được quan tâm sâu sắc hơn khi công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó được Luật Đất đai 2013 (Điều 22) quy định là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Nghị định số 119/CP, ngày 16/9/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc quản lý sử dụng hồ sơ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp và Thông tư số 28/TCCP-ĐP, ngày 17/3/1995 của Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp; Phòng Nội vụ huyện báo cáo công tác quản lý hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính 364 trên địa bàn huyện như sau:

a) Tình hình quản lý hồ sơ địa giới hành chính:

- Năm 2003: UBND huyện quản lý 09 hồ sơ địa giới hành chính 364 của 09 xã gồm: Thị trấn Liên Sơn, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Phơi, Đắk Nuê và xã Krông Nô.

- Năm 2004: Sát nhập thêm 02 xã: Nam Ka và Ea Rbin từ huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông về cho UBND huyện Lăk quản lý nâng tổng số hồ sơ địa giới hành chính lên 11 hồ sơ.

+ Hồ sơ gồm có: 01 cuốn mô tả mốc địa giới hành chính và 01 bản đồ 364, trong đó UBND các xã, thị trấn giữ 01 bộ và UBND huyện giữ 01 bộ (tại văn phòng một cửa trước đây của UBND huyện và chưa bàn giao về cho phòng Nội vụ để quản lý theo quy định: Xã Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, thị trấn Liên Sơn, Buôn Triết, Đắk Phơi,

Đăk Nuê, Krông Nô, Nam Ka, Ea R’bin, huyện Lăk và 03 bản đồ 364 gồm: Xã Yang Tao, Ea R’bin và huyện Lăk). Số còn lại hiện đang còn lưu giữ tại UBND các xã và Văn phòng một cửa của UBND huyện chưa bàn giao về cho phòng Nội vụ quản lý.

b) Tình hình quản lý mốc giới hành chính theo ranh giới 364:

- Tổng số mốc địa giới hành chính các cấp thuộc huyện Lắk quản lý bao gồm: 43 mốc, trong đó:

- Mốc cấp huyện là: 05 mốc (gồm có 01 mốc ba mặt và 04 mốc hai mặt); - Mốc cấp xã là: 38 mốc (gồm 13 mốc ba mặt và 25 mốc hai mặt).

c) việc thực hiện công tác quản lý mốc ĐGHC theo quy định tại Điều 12, NĐ 119/CP như sau:

- Tổng số mốc bị mất là: 17 mốc: + Cấp huyện: 03 mốc hai mặt;

+ Cấp xã: 14 mốc (gồm 03 mốc ba mặt và 11 mốc hai mặt);

- Nguyên nhân mất mốc do các mốc nằm cạnh bờ suối, bờ sông do lâu ngày bị lũ lụt vùi lấp không tìm thấy, ngoài ra các mốc nằm gần khu dân cư do quá trình xây dựng nhà ở, làm ruộng và múc ao của người dân bị vùi lấp dẫn tới mất mốc.

- Số mốc phục hồi và tu sửa lại gồm có: 01 mốc hai mặt 2X.2 (Buôn Tría – Buôn Triết).

- Tổng 17 mốc bị mất trên đã được cán bộ Đoàn xí nghiệp trắc địa 202 đúc mới và chôn lại đúng vị trí cũ theo bản đồ 364.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Công tác lập bản đồ địa chính: Toàn bồ 11 xã thị trấn trên địa bàn huyện đã có bản đồ địa chính. Trong đó: Số tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000 là 207 tờ; tỷ lệ 1/2000 là 217 tờ.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện. Hiện nay đã hoàn thành thực hiện tổng kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, huyện Lắk đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả huyện và 11 xã, thị trấn trong huyện.

+ 10/11 đơn vị cấp xã đã thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và đã được phê duyệt trong đó có việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

+ Thị trấn Liên Sơn đã lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt.

+ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và đã được phê duyệt trong đó có việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

- Về công tác điều tra đánh giá tài nguyên đất: Hiện nay, trên địa bàn huyện Lăk chưa thực hiện việc điều tra đánh giá tài nguyên đất, hiện tại trên địa bàn huyện đang sử dụng các loại bản đồ đất, bản đồ đánh giá phân hạng đất của cấp tỉnh, mang tích tổng quát. Huyện chưa có điều kiện lập bản đồ đất chính xác. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này gặp nhiều khó khăn.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Huyện Lắk đã lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của cấp huyện và 10/11 đơn vị hành chính cấp xã, đã được phê duyệt và công bố, công khai.

- Quy hoạch đô thị: Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã phê duyệt hết các xã trên địa bàn huyện. - Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành huyện đã thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Việc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đăk Lăk và cơ quan chuyên môn là sở Tài nguyên và Môi trường.

3.2.1.5. Quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.

Trong giai đoạn từ 2016 đến tháng 2019, đã thực hiện thu hồi đất của 901 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 113,05 ha để thực hiện đầu tư xây

dựng các công trình phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của huyện.

3.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Lăk được triển khai theo đúng các quy trình của pháp luật hiện hành đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân; các khu tái định cư, tái định canh được xây dựng theo đúng quy chuẩn đã tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ gia đình, cá nhân đến sinh sống và sản xuất, đời sống của người dân chuyển đến nơi ở mới từng bước được ổn định.

3.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được các cấp ngành địa phương và người dân quan tâm.

UBND huyện đã chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; Đến nay, tổng diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 94.560,95ha/96.394ha, đạt 98,10%, trong đó: Diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho tổ chức là 80.918/80.955 ha, đạt 99,95%; diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân là 13.642,95/15.439ha, đạt 88,37%.

3.2.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt và đồng bộ. Chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao, đất đai của huyện đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Năn 2015 huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo chỉ thị số 21/2014/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014. Công tác thống kê hàng năm luôn được tiến hành đúng thời gian, đảm bảo độ chính xác cao.

Nhìn chung, chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

3.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn huyện Lăk chưa được triển khai thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất được đo đạc, lập bản đồ địa chính chưa khép kín; tiến độ thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (Dự án tổng thể) được UBND tỉnh phê duyệt tại

Quyết định số 3425/QĐ-UBND, ngày 15/12/2008 còn chậm do thiếu kinh phí; thủ tục cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện còn chậm được cải cách, còn phiền hà, phức tạp, vượt quá thời gian quy định; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa thật sự được chú trọng; hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất năng lực còn hạn chế do thiếu cán bộ và các điều kiện làm việc cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; ý thức chấp hành pháp luật trong việc đăng ký quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân chưa nghiêm, nhất là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Trong thời gian tới cần khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; đồng thời chấn chỉnh và đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm công bằng, minh bạch trong các quan hệ về sử dụng đất đai và sở hữu tài sản gắn liền với đất.

3.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai luôn được phối hợp nhịp nhàng với Chi cục thuế Khu vực để thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc rà xác, đề xuất điều chỉnh ban hành bảng giá các loại đất cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đến nay quy định này đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, giá các loại đất là cơ sở xem xét để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền thuê đất đất, tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi nhà nước thu hồi… Tuy nhiên, giá đất do nhà nước ban hành còn thấp so với giá thị trường, quy định về giá một số tuyến đường chưa phù hợp với điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh tế, giá đất nông nghiệp so với giá đất phi nông nghiệp còn quá thấp nên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình gặp khó khăn, tiến độ thực hiện chậm.

Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành Tài chính và căn cứ vào các văn bản của UBND huyện để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất.., góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

Công tác quản lý giám sát việc thực hiện quyền của nguời sử dụng đất luôn được quan tâm, đảm bảo các quyền của người sử dụng đất luôn được thực hiện đầy đủ, như các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng

đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất...

Công tác quản lý giám sát thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được giám sát chặt chẽ, đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

3.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Công tác Thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, chủ động thực hiện quyền thanh tra theo đúng quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện triển khai pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Từ năm 2016 đến nay, Thanh tra huyện đã tiến hành được 37 cuộc thanh hành chính; tiếp được 715 lượt công dân; tiếp nhận và giải quyết xong 565/ 565 đơn thư ( trong đó KN: 214, TC: 26, KNPA: 325), đảm bảo thời gian theo luật định là 554 đơn thư đạt 98%.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lăk (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)