Đặc điểm hình thái của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh trưởng của giống bưởi đào thanh hồng tại thái nguyên (Trang 51 - 53)

4.1.1. Đặc điểm hình thái của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên Thái Nguyên

4.1.1.1. Đặc điểm hình thái lá giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên

Lá cây trồng là đặc điểm liên quan đến từng giống, các giống cây khác nhau sẽ có các đặc điểm lá khác nhau nên khi nhận biết giống đặc điểm quả lá cũng rất quan trọng.

Lá là cơ quan chủ yếu làm nhiệm vụ quang hợp biến đổi quang năng thành năng lượng hóa học của các hợp chất hữu cơ bền vững tạo vật chất cần thiết cho cây trồng. Số lá trên cây, diện tích lá/ 2

m là chỉ tiêu nói nên năng suất sinh vật học mà cây tích lũy được. Đặc điểm kích thước lá của các loại cây trồng cũng như cây bưởi phản ánh đặc tính di truyền của giống. Lá bưởi cũng như lá của các loại cây ăn quả có múi khác, đều thuộc loại lá đơn và có eo lá, mép lá có hình răng cưa, trên lá có các lỗ khí khổng và các túi tinh dầu. Màu sắc lá, độ lớn của eo lá, mật độ răng cưa, mật độ túi tinh dầu thay đổi phụ thuộc vào giống, mùa vụ, tuổi cây và tuổi cành. Tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng nhất định bởi các điều kiện sinh sống. Theo dõi các chỉ tiêu về lá, chúng tôi thu được bảng số liệu về lá thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái lá của giống bưởi bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Công thức K.thước lá (cm) K.thước eo lá (cm) Dài Rộng Dài Rộng CT1 13,25 5,17 3,45 2,75a CT2 12,39 5,01 3,38 2,61b CT3 (Đ/C) 12,49 5,21 3,49 2,68ab P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 LSD0,05 - - - 0,09 CV(%) - - - 1,5

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: - Kích thước lá:

+ Chiều dài lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm khác nhau không gây ra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là tương đương nhau. Chiều dài lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm dao động từ 12,49 – 13,25 cm.

+ Chiều rộng lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm khác nhau không gây ra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là tương đương nhau. Chiều rộng lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm dao động từ 5,01 – 5,21 cm.

- Kích thước eo lá:

+ Chiều dài eo lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm khác nhau không gây ra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là tương đương nhau. Chiều dài eo lá ở các công thức hữu cơ phân thí nghiệm dao động từ 3,38 – 3,49 cm.

+ Chiều rộng eo lá ở các công thức dao động từ 2,61 – 2,75 cm, kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ HDT - 01 + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali có chiều rộng lớn nhất đạt 2,75 cm tương đương với công thức đối chứng hữu cơ 10 kg Phân chuồng hoai mục + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 2,68 cm. Chiều rộng eo lá thấp nhất là công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 2,61cm ở mức độ tin cậy 95%.

4.1.1.2. Đặc điểm phân cành của giống bưởi bưởi bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên

Khả năng phân cành phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống. Nhìn chung, cây ăn quả thân gỗ có hiện tượng tự rụng ngọn và phân cành mạnh. Tuy vậy khả năng phân cành cũng phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật thâm canh chăm sóc. Nếu để cây phát triển tự nhiên thì cây phân cành càng mạnh, số cành trên cây nhiều, đường kính cành các cấp lớn, là cơ sở để đạt năng suất

cao. Tuy nhiên, trong kĩ thuật chăm sóc ta không nên để cây phân cành tự nhiên mà phải cắt bỏ những cành không hợp thế và tỉa bớt cành nếu chúng quá nhiều, để cành phân bố đều và sử dụng được ánh sáng có hiệu quả nhất, đồng thời dáng thế cây phải vững chắc.

Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Đặc điểm phân cành của giống bưởi bưởi bưởi đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh trưởng của giống bưởi đào thanh hồng tại thái nguyên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)