Hồng tại Thái Nguyên
Đường kính tán cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cây, bên cạnh đó đường kính tán cây còn tỷ lệ thuận với tuổi cây và có liên quan chặt chẽ đến năng suất của cây, đồng thời đường kính tán còn làm cơ sở để ta xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Trong vòng đời của cây thì thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cây sinh trưởng và lộc lá mạnh nhất nên đường kính tán cũng tăng mạnh nhất vì vậy cắt tỉa tạo tán là tiền đề cho cây đạt năng suất cao sau này. Theo dõi về khả năng tăng đường kính tán cây của các công thức thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng Đường kính tán của giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên
(ĐVT: cm)
Tháng Công
thức
Đường kính tán của tháng … năm 2020
T1 T2 T3 T4 T5 T6 CT1 61,4 64,6 67,3 70,1a 73,0a 75,7a CT2 61,0 62,7 65,9 68,5ab 71,5a 72,8a CT3 (Đ/C) 60,3 63,2 64,7 66,0b 67,4b 68,1b P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - - 1,9 2,1 2,5 LSD0,05 - - - 2,94 3,42 4,11
Qua số liệu bảng 4.8 cho thấy đường kính tán của các công thức thí nghiệm có sự tăng nhẹ.
Từ kết quả số liệu bảng 4.8 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức hữu cơ thí nghiệm từ tháng 1 đến tháng 3 đều không có
sự sai khác qua xử lý số liệu thống kê cho thấy đường kính tán của các công thức hữu cơ phân thí nghiệm là tương đương nhau.
- Từ tháng 4 đến tháng 5 động thái tăng trưởng đường kính tán có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Ở tháng 4 công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ HDT - 01 + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán cao nhất đạt 70,1 cm cao hơn công thức đối chứng 4,1 cm và tương đương với công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán đạt 68,5 cm, thấp nhất là công thức đối chứng hữu cơ 10 kg Phân chuồng hoai mục + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 66,0 cm.
Ở tháng 5 công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ HDT - 01 + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán cao nhất đạt 73,0 cm tương đương với công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán đạt 71,5 cm cao hơn công thức đối chứng lần lượt là 5,6 cm và 4,1 cm, thấp nhất là công thức đối chứng hữu cơ 10 kg Phân chuồng hoai mục + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 67,4 cm.
Ở tháng 6 công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ HDT - 01 + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán cao nhất đạt 75,7 cm tương đương với công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali cho đường kính tán đạt 72,8 cm cao hơn công thức đối chứng lần lượt là 7,6 cm và 4,7 cm, thấp nhất là công thức đối chứng hữu cơ 10 kg Phân chuồng hoai mục + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 68,1 cm.
Như vậy có thể thấy được động thái tăng trưởng đường kính tán ở công thức hữu cơ phân hữu cơ HDT-01 cao nhất. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy sự chênh lệch là chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.