Song song với sự tăng trưởng chiều dài lộc thì số lá/lộc cũng được tăng dần theo. Tuy nhiên số lá/lộc không phải tăng đều mà thay đổi theo từng giai đoạn. Theo dõi động thái ra lá của những lộc đại diện 7 ngày một lần số liệu được thể hiện qua bảng 4.5.
Thời gian theo dõi (ngày) Số
Lá (lá)
Bảng 4.5: Động thái ra lá của lộc Xuân của giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên
(ĐVT: lá)
Chỉ tiêu Công thức
Động thái ra lá của lộc Xuân sau khi nhú…..ngày 7 14 21 28 35 42 CT1 Số lá 2,62 4,78 6,93 9,11 10,71 10,71a Tăng 2,17 2,14 2,18 1,60 0,00 CT2 Số lá 2,79 4,70 6,73 9,01 10,38 10,38a Tăng 1,91 2,03 2,28 1,38 0,00 CT3 (Đ/C) Số lá 2,83 4,69 6,51 8,63 9,54 9,54b Tăng 1,86 1,82 2,13 0,91 0,00 P - - - <0,05 LSD0,05 - - - 0,79 CV% - - - 3,4 0 2 4 6 8 10 12 7 14 21 28 35 42 CT1 CT2 CT3
Hình 4.2: Động thái ra lá của lộc Xuân của giống bưởi đào Thanh Hồng tại Thái Nguyên
Từ bảng 4.5 và hình 4.2 cho thấy động thái tăng trưởng số lá ở các công thức tăng nhanh nhất giai đoạn từ 14 – 28 ngày sau đó tăng chậm dần từ sau 35 ngày thì ngừng hẳn và số lá cuối cùng của các công thức dao động từ 9,54 – 10,71 lá. Trong đó công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ HDT - 01 + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali có số lá nhiều nhất đạt 10,71 lá tương
đương so với công thức hữu cơ 5 kg Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali đạt 10,38 lá, số lá ít nhất là công thức đối chứng hữu cơ 10 kg Phân chuồng hoai mục + 1 kg Đạm ure + 1 kg Lân + 0,5 kg Kali chỉ có 9,54 lá. Sự sai khác giữa các công thức theo kết quả xử lý thống kê chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.