Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Quận Cẩm Lệ được thành lập vào ngày 5/8/2005 theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây, Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân.

Tổng diện tích tự nhiên 3.525,27 ha, dân số trung bình 104.668 người, mật độ dân số trung bình 2.969 người/km2. (theo số liệu niên giám thống kê năm 2014).

Xét về mặt địa lý, Quận Cẩm Lệ nằm ở phía Tây - Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 7 km, tiếp giáp với 5 quận huyện khác của Thành phố:

- Phía Bắc giáp quận Liên Chiểu và quận Hải Châu.

- Phía Nam giáp huyện Hoà Vang và Quận Ngũ Hành Sơn - Phía Đông giáp quận Hải Châu và Quận Thanh Khê. - Phía Tây giáp huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu.

Mặt khác, quận Cẩm Lệ nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam là một trong những địa bàn trọng tâm phát triển không gian đô thị của thành phố, trên địa bàn có nhiều trục lộ giao thông chính quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, các tuyến giao thông nối liền với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Tiên Sa...; có các công trình hạ tầng để phát triển kinh tế như: Khu công nghiệp, cụm kho tàng, khu du lịch sinh thái... nên có nhiều thuận lợi trong phát triển các ngành kinh tế.

* Địa hình

Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Khu vực đồi núi phân bố tập trung ở phường Hoà Thọ Tây và một phần ở phường Hoà Phát, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ.

Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, có độ cao trung bình từ 2- 10m, phân bố đều khắp các phường

* Khí hậu

Khí hậu quận Cẩm Lệ cũng giống như khí hậu chung của Thành phố Đà Nẵng đó là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, có lượng mưa hằng năm cao. Lượng mưa trung bình năm 304 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 11 (1.218,0 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (5,8 mm). Nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 26oC, nhiệt độ tháng cao nhất có thể đến 31oC và thấp nhất là 21oC. Độ ẩm trung bình năm 82%, phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.

Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam và tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 (chiếm 70-80% lượng mưa cả năm) và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có đợt không khí lạnh nhưng không rét đậm và kéo dài. Lượng bức xạ lớn thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vào mùa hè mưa ít, nền nhiệt độ cao thường gây

hạn hán tại một số nơi trong huyện.

Là quận nằm khá xa bờ biển nên không chịu ảnh hưởng trực tiếp về gió bão.

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của quận Cẩm Lệ sau khi điều chỉnh địa giới hành chính là 3.525,27 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích 375,15 ha, chiếm 10,64% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích 3.038.73 ha chiếm khoảng 86,20% và đất chưa sử dụng có diện tích 111,39 ha chiếm khoảng 3,16% trên tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình biến động đất đai diễn ra khá lớn do Cẩm Lệ là quận có nhiều dự án quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố. Tính đến cuối năm 2015, tổng số dự án được quy hoạch trên địa bàn quận là: 88 dự án với tổng diện tích quy hoạch 2363,50 ha

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn quận có 2 loại tài nguyên để khai thác phục vụ cho xây dựng là tài nguyên về cát và đá.

Cát trên sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện với trữ lượng được xác định trên 15.000.000 m3.

Đá tại núi Phước Tường thuộc phường Hoà Phát và Hoà An, trữ lượng được xác định trên 4.500.000 m3

.

Chất lượng cát và đá được đánh giá là khá tốt để phục vụ cho công nghiệp xây dựng.

* Tài nguyên nước

Cẩm Lệ có sông Vĩnh Điện bao bọc phía Đông Nam và sông Cẩm Lệ chảy giữa 3 phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài: 16km, thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ. Mặt khác, trên những dòng sông này có các bãi bồi tự nhiên có thể kết hợp đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, du lịch sinh thái như Đồng Nò, Đảo Nổi, bãi La Hường gắn kết với du lịch đường sông.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành

Cơ cấu kinh tế chung của quận chuyển dịch theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh ngày càng được cải thiện.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Cẩm Lệ qua các năm

Năm Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2008 4.041,2 18,87 2009 5.532,6 36,9 2010 6655 20,28 2011 8407,9 26,34 2012 9491,7 12,89 2013 10.599 11,67 2014 11.748 10,84 2015 13.309 13,3

Nguồn: Các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND quận

Hình 3.2. Tăng trưởng kinh tế quận Cẩm Lệ qua các năm

Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, thực hiện cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch của thành phố là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Nền kinh tế quận Cẩm Lệ đã có những bước chuyển dịch theo cơ

0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng kinh tế qua các năm

cấu tăng dần tỷ lệ của ngành Thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ lệ của ngành công nghiệp, nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của quận.

Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm

Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ngành CN-XD 75,1 68,9 71,4 73,4 74,3 74,8 74,2 Ngành dịch vụ 23,5 29,8 27,9 25,9 25,1 24,7 25,3 Ngành nông - lâm – TS 1,4 1,3 1,3 0,8 0,6 0,5 0,5

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ các năm

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn Quận hiện có 176 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Trung Ương và Thành phố có 5 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 168 doanh nghiệp. Cơ cấu ngành hàng Công nghiệp- Tiểu thủ Công nghiệp địa phương tập trung một số nhóm: khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, gia công, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí, hàn gò, may mặc... Những sản phẩm từ sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ Công nghiệp một phần tiêu thụ tại địa phương, số còn lại chủ yếu do các đơn vị sản xuất cung ứng theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng gia công.

Một số sản phẩm xuất khẩu giữ được uy tín tại thị trường Nhật, Châu Âu như Dệt may, đồ gỗ gia dụng ngoài trời, chổi đốt, hàng thủ công mỹ nghệ.

* Sản xuất Nông nghiệp

Trên địa bàn quận chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế và có xu hướng giảm mạnh do công tác quy hoạch tái định cư thực hiện theo diện rộng để xây dựng các khu dân cư đô thị. Nông nghiệp đô thị mới chỉ bước đầu hình thành, các sản phẩm phục vụ nhu cầu cư dân đô thị chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, tỷ lệ cơ giới hoá thấp, chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu như không phát triển. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Giá trị ngành Nông nghiệp giảm bình quân hàng năm là 7,2%

Các hoạt động dịch vụ đa phần nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ cấu chủng loại hàng hoá chưa đa dạng. Hệ thống phân phối còn mang tính truyền thống. Sản phẩm phục vụ cho du lịch còn manh nha, chưa được đầu tư đúng tầm, thiếu sự gắn kết giữa các hoạt động lễ hội với khai thác du lịch. Các điểm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của người dân hầu như chưa có.

Giá trị ngành dịch vụ tăng bình quân 25%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng khoảng 24%/năm. Quận đã xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả chợ Cẩm Lệ và Hòa An.

* Các hoạt động dịch vụ Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm và các dịch vụ khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung Kinh tế quận tuy có tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận chưa cao, đặc biệt là các loại hình kinh tế do địa phương quản lý chưa phát triển mạnh, còn đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)