Nguyên nhân, tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2008-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 71 - 73)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.6. Nguyên nhân, tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2008-

- 2015

a, Những mặt đạt được

- Nhìn chung, việc thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong KHSDĐ đến năm 2015 của quận đã theo sát và về cơ bản đã đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra.

- Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Đất dành cho phát triển sản xuất kinh doanh, cho hoạt động khoáng sản được mở rộng, diện tích tăng vượt chỉ tiêu so với kế hoạch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng số lượng các nhà đầu tư; đẩy mạnh hoạt động khai thác khoáng sản gia tăng nguồn vật liệu xây dựng, đất, đá… phục vụ việc triển khai xây dựng các công trình dự án trên địa bàn quận,

góp phần vào công cuộc đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hóa của quận.

- Từ năm 2008 đến năm 2015 có thể nhận thấy, quận Cẩm Lệ đã được đầu tư lớn trong việc xây dựng xây dựng hạ tầng giao thông của quận tạo những thuận lợi lớn trong giao thông đi lại và giao thương phát triển kinh tế xã hội.

- Nhờ sự quyết liệt, sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác giải tỏa đền bù và sự kịp thời trong công tác triển khai thi công dự án, sau một thời gian ngắn triển khai, các dự án quy hoạch khu dân cư với một hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ, với hệ thống các công trình công cộng, công trình phúc lợi xã hội đầy đủ, được bố trí một cách phù hợp đã đem lại cho Cẩm Lệ một diện mạo mới. Hàng loạt công trình mang dáng dấp của một đô thị hiện đại như: cầu Cẩm Lệ, cầu Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Hội chợ-triển lãm quốc tế thành phố, Bến xe Trung tâm, đường ven sông Cẩm Lệ-Túy Loan, cầu vượt Hòa Cầm, cầu vượt Ngã ba Huế, Khu công nghiệp Hòa Cầm và các khu dân cư mới khang trang, hiện đại... một sự lột xác hoàn toàn. Sự thay đổi rõ rết nhất, mang dấu ấn đô thị đậm nét nhất của quận chính là phường Hòa Xuân. Từ vùng đất trủng thấp, rốn lũ của thành phố, qua 10 năm, Hòa Xuân đã trở thành khu đô thị với nhà của khang trang, hiện đại bậc nhất quận, đường sá được đầu tư mở rộng, không có đường kiệt hẻm dưới 5,5m, các công trình dân sinh, điện chiếu sáng… đều được đầu tư mới hoàn toàn. Một người dân Hòa Xuân chia sẻ: "Hòa Xuân là địa phương từ xã lên phường. Với chủ trương đúng đắn của thành phố, nay Hòa Xuân đã trở thành khu đô thị mới khang trang, có điện chiếu sáng, đường bàn cờ, có tên đường, có biển số nhà…Đó là điều mà người dân Hòa Xuân mong muốn và hết sức tự hào"

b, Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những mặt đạt được như trên công tác thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất vẫn còn những bất cập hạn chế như:

Tình trạng người sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn xảy ra trong thời kỳ hiện nay. Người dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không bị xử lý, nên khi triển khai các dự án trong quy hoạch, kế hoạch thì chi phí bồi thường vượt quá dự kiến ban đầu, không hợp lý về mặt kinh tế trong đầu tư dự án hoặc không đủ khả năng triển khai.

- Việc chuyển đất chuyên lúa sang đất phi nông nghiệp còn nhiều tại các địa phương như: phường Hòa Phát, phường Hòa An.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó cóhai khâu yếu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Chất lượng công tác lập kế hoạch vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như triển khai chậm, chất lượng chưa cao, ít phù hợp thực tế nên khi thực hiện phải điều chỉnh bổ sung do nhiều nguyên nhân: Trình độ, kinh nghiệm, dự báo thông tin và định hướng sử dụng dài hạn vẫn còn mang tính chủ quan, chưa có khả năng dự báo phát triển lâu dài. Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, đặc biệt chỉ tiêu đất cơ sở văn hóa, đất quốc phòng, đất an ninh, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp,...

- Diện tích đất thu hồi đất nông nghiệp quá lớn, nhiều khu vực giải tỏa trắng dẫn đến người người nông dân mất đất, không còn tư liệu sản xuất, tuy nhiên phần lớn lao động nông nghiệp ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp thu kiến thức mới nên không đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện dưới hình thức chi trả trực tiếp. Người dân bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền này phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm. Do đó, sau khi bị giải tỏa di dời, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu quy hoạch, người dân sẽ rất khó khăn khi chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định và phát triển kinh tế.

- Bộ máy tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là sự phối hợp trong quản lý, đầu tư giữa các ngành và các lĩnh vực, giữa các địa phương chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 71 - 73)