Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 163 - 193)

6. Phương pháp nghiên cứu

4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Đầu tiên, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành các luật, qui chế, thông tư hướng dẫn một cách cụ thể chi tiết và dễ hiểu hơn.

Những năm qua, với sự ban hành hàng loạt các luật, quy chế trên mọi lĩnh vực đã tạo ra tiền đề pháp lý thiết yếu cho việc thành lập và triển khai các hoạt động của các chủ thế theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít tồn tại gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTMCP như tính không đầy đủ, chưa cụ thể, không rõ ràng trong một số quy định thực tế. Một ví dụ điển hình như trong Thông tư 210/2009/TT-BTC của Bộ tài chính “Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế

về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” quy định khá chung chung về Thuyết minh đối với các loại rủi ro, đặc biệt là thuyết minh và phân tích độ nhạy của rủi ro thị trường (trong đó có rủi ro lãi suất). Điều này đã tạo ra không ít khó khăn, gây mâu thuẫn trong việc áp dụng và thực hiện ở các NHTMCP. Bởi vậy, việc cải thiện môi trường pháp luật là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguồn thông tin có độ tin cậy cũng như dễ dàng cung cấp thông tin cho phân tích tài chính trong NHTMCP, NHNN cần kết hợp với Bộ tài chính tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi hệ thống kế toán ngân hàng trên nguyên tắc thỏa mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường, phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế

đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ nhận biết; nghiên cứu và xây dụng mẫu chuẩn cho các báo cáo tài chính phù hợp với đặc trưng hoạt động của ngân hàng nhằm bảo đảm tính tin cậy, tính có thể so sánh được của các thông tin tài chính cũng như thuận tiện cho ngân hàng trong việc tính toán các chỉ tiêu phân tích, đồng thời thuận lợi cho NHNN trong việc kiểm tra hoạt động của các NHTMCP và trong việc tổng hợp thông tin đánh giá hoạt động của toàn ngành ngân hàng, cần tăng cường công tác kiểm tra kế toán, nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý của số liệu kế toán, tính chuẩn mực của các báo cáo tài chính.

Tiếp theo, NHNN nên sớm xây dựng một hệ thống chi tiêu phân tích tài chính của các NHTMCP mang tính hướng dẫn, có quy định thống nhất về phương pháp tính toán sao cho vừa khoa học, vừa phù hợp với những điều kiện hiện thời. Trên cơ sở đó vào cuối năm NHNN nên có các thông báo cho các NHTMCP các thông số tài chính mang tính chất bình quân theo các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa trên cơ sở các báo cáo chính thức của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích tài chính của các NHTMCP. Đồng thời, NHNN cần cung cấp thêm các tài liệu, các mô hình tổ chức phân tích tài chính của các NHTMCP trên thế giới để các NHTMCP Việt Nam tham khảo và học tập.

Ngoài ra, để các NHTMCP có thế đánh giá thực trạng tài chính của ngân hàng mình với mặt bằng chung của toàn ngành, với chức năng của mình, NHNN cần giao cho Trung tâm thông tin ứng dụng NHNN nghiên cứu môi trường hoạt động hiện thời của các NHTMCP Việt Nam, tiến hành phân tích, đánh giá, công bố các thông tin tài chính của một sô chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực tế hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngành ngăn hàng nói chung và của từng nhóm ngân hàng có quy mô, điều kiện tương tự nhau. Đây sẽ là nguồn thông tin quý báu giúp cho các NHTMCP tăng cường và hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của chính ngân hàng mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Toàn bộ nội dung chương 4 đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích bao gồm:

- Đưa ra quan điểm khi tiến hành xây dựng các giải pháp cho các NHTMCP trong hệ thống, các kiến nghị đối với NHNN.

- Điểm lại các căn cứ để xây dựng giải pháp về hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính, bao gồm các mục tiêu phát triển của ngành, đề án phát triển của ngành, bài học kinh nghiệm rút ra từ chương 1 và mô hình về đánh giá và xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá NLTC ở chương 2.

- Đưa ra các giải pháp đối với các NHTMCP Việt Nam, các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chắc chắn sẽ giúp năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam được nâng cao đạt khung an toàn Camel. Và từ đó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Luận án với đề tài: “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng

lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn hoạt động từ 2013 đến 2018.

Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính, đồng thời, đánh giá năng lực tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam, để từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính và góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, sự sống còn của nền tài chính quốc gia hoàn toàn phụ thuộc sự lành mạnh của hệ thống NHTM và hệ thống này hiện đang gặp khó khăn về nhiều mặt.

* Nhng kết quđạt được ca nghiên cu:

1. Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính và các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP từ phương pháp đánh giá truyền thống đến những phương pháp định lượng hiện đại nhất mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong phân tích không chỉ ở những nước có nền tài chính phát triển như Mỹ, Nhật Bản,.. mà còn được áp dụng đánh giá ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Qua đó xem xét đánh giá toàn diện về các phương pháp này và vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời qua đây cũng là một kênh chuyển tải các phương pháp định lượng trong việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng theo phương pháp phân tích định lượng được thực hiện tại một số quốc gia, luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có tính lý luận và thực tiễn để có thể vận dụng vào việc lựa chọn và xây dựng các mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTM để từ đó đưa ra một mô hình phù hợp cho các NHTMCP Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018, đặc biệt là trong thời gian hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế đang phát triển sâu rộng. Những đòi hỏi của quá trình tự do hóa tài chính buộc các NHTMCP Việt Nam phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt có như thế mới đứng vững được trên sân nhà và từ đó cạnh tranh được với các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, sau đó vươn cao vươn xa để trở thành tập đoàn tài chính tầm cỡ quốc tế.

4. Trong việc đánh giá thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tính định lượng vào nghiên cứu, đó là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính theo khung an toàn Camel để kiểm định các giả thuyết đó bằng cách hồi quy riêng, sau đó đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và sử dụng mô hình Pool OLS, FEM và REM vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTMCP Việt Nam hiện nay cần phải hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính, góp phần nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có như vậy hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam mới trở nên lành mạnh hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP trong thời gian tới từ 2025-2030 cụ thể là: Tác giả đã kiến nghị các NHTMCP cần hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu phân tích tình hình nguồn vốn, chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tự có, chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn, chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính

* Nhng hn chế ca nghiên cu và hướng nghiên cu tiếp theo

Trong nghiên cứu cũng chưa định lượng được sự tác động của các nhân tố ngoại sinh như sự phát triển của hệ thống tài chính, lãi suất, khảo sát chất lượng quản lý tại các ngân hàng mà chỉ đo lường hiệu quả của quản lý thông qua chỉ tiêu chỉ số chi phí dẫn đến kết quả đo lường là chưa thật sự đầy đủ. Do đó các nghiên cứu tiếp theo sẽ đo lường chỉ tiêu khách quan ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTPCP Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Anh Huu Nguyen, Hang Thu Nguyen and Huong Thanh Pham (2020), "Applying the CAMEL model to assess performance of commercial banks: empirical evidence from Vietnam", Banks and Bank Systems, 15(2), 177-186, doi:10.21511/bbs.15(2).2020.16. 2. Nguyễn Thu Hằng (2019), “Phân tích năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

theo mô hình Camels”, Tạp chí Kinh tế Dự báo, Số 18, tháng 06-2019 trang 173-176.

3. Nguyễn Thu Hằng (2017), “Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 30, tháng

10/2017, trang 15-18.

4. Nguyễn Thu Hằng (2016), “Nghiên cứu chỉ tiêu phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng TMCP Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc

gia “Kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 471-480.

5. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Năng Phúc (2013), “Giải pháp nâng cao chất lương thông tin kế toán tại NHTMCP Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Năm thứ

mười chín, Số đặc biệt - tháng 10/2013, trang 58-62.

6. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Năng Phúc (2012), “Phân tích tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại cổ phần”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 177(II), tháng 03/2012, trang 21-25.

7. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Năng Phúc (2011), “Đánh giá khái quát tình hình tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Năm thứ mười bảy, Số 172, tháng 10/2011, trang 45-49.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Annual Report (2016), Industrial and Commercial Bank of China, China Merchandise Bank, China construction Bank, Axis Bank Limited, Indusind Bank, Yes Bank Ltd, Bank Central ASI, Bank Danamon, Bank Mandiri, BNI, MayBank, Public bank BHD, Hong Leong Bank, Metro Bank and TR, Security bank, Commercial Bank of Ceylon PLC, Bangkok Bank.

2. Beverly Hirtle & Jose Lopez (1999), “Supervisory information and the frequency of bank examinations”, Economic Policy Review, issue April, page 1-20.

3. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009, Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh

thông tin đối với công cụ tài chính, ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009.

4. Chính phủ (2001), Ngh định 49/NĐ-CP, Nghị định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2000.

5. Chính Phủ (2009), Ngh định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của

Ngân hàng Thương mại, ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2019, khoản 3 điều 5.

6. Chính phủ (2013-2018), Báo cáo thường niên ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các 14 NHTM CP niêm yết trên thịtrường chứng khoán giai đoạn 2013-2018.

7. Công ty chứng khoán Vietcombank - VCBS (2012), Báo cáo đánh giá một số tổ chức tín dụng, Bộ phận nghiên cứu và phân tích, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013 từ

[http://www.vcbs.com.vn/Uploads/Reports/IndustryReports/2012/Banking%20sector/ Bao%20cao%20danh%20gia%2019%20TCTD%20-%20VCBS% 20%281%29.pdf.] 8. David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, dịch bởi Nhà xuất bản

chính trị quốc gia, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

9. David Barker & David Holdsworth (1993), The causes of bank failures in the 1980s, Research Paper 9325, Federal Reserve Bank of New York, USA.

10. Elio D.Amato (2010), The top 15 Financial Ratios, Lincoln Indicator Pty Ltd, USA. 11. Flamini C., Valentina C., McDonald G. & Liliana S. (2009), The Determinants of

Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa, IMF Working Paper,

Africa.

12. Frank Heid (2007), “The cyclical effects of the Basel II capital requirements”,

Journal of Banking & Finance, January 20th 2007, page 31.

13. G. Mohiuddin (2014), “Use of Camel model: A Study on Financial Performance of Selected Commercial Banks in Bangladesh”, Universal Journal of Accounting

14. Hashimi (2009), Role of commercial banks in the economics development of a country, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012 từ [ http://www.slideshare.net/Mustafaseady/role-of-commercial-banks-in-the-

economic-development-of-a-country].

15. Hennie V.G & Sonja Brajo V.B (1996), “Analyzing and Managing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance and Financial Risk Management”, World Bank Publications,14949, page 77-80.

16. Hoàng Thị Thu Hường (2019), Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính các ngân

hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

Tài chính, Hà Nội.

17. Ishaq AB, Karim A, Ahmed S, Zaheer A (2016), “Evaluating Performance of Commercial Banks in Pakistan: An Application of Camel Model”, J Bus Fin Aff, 5: 169, page 88-93.

18. John Tatom (2008), Predicting failure in the commercial banking industry,

Working Paper, Networks Financial Institute at Indiana State University, India. 19. Mabwe & Robert Webb (2010), “A financial Ratio Analysis of Commercial

Bank”, Journal compilation ©2010 African Centre for Economics and Finance, Published by Rhodes University, page 78-90.

20. Marie L. (2012), “Ten Ratios Financial Statement Analysis”, Intermediate Accouting for Dummer, page 10-24.

21. Muhammad (2009), “Bahrain Commercial Bank’s Performance during 2000- 2008”, Credit and Financial Management Review, 10(1), page 33-40.

22. Ngân hàng (2013-2018), Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của 31 NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2013-2018.

23. Ngân hàng nhà nước (2008), Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008,

Ban hành qui định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 163 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)