6. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.1. Bản chất, mục tiêu của hệ thống chỉ tiêu tài chính
2.2.1.1. Bản chất
Hệ thống chỉ tiêu tài chính là nội dung cơ bản, cốt lõi của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Thông qua phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả của từng hoạt động và đưa ra các quyết định phù hợp (Trần Quý Liên, 2011).
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chỉ tiêu tài chính:
Nguyễn Năng Phúc (2011a) cho rằng hệ thống chỉ tiêu tài chính là một hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
Theo quan điểm của Mabwe & Robert Webb (2010) thì hệ thống chỉ tiêu tài chính có thể được hiểu như một tổng thể các công cụ cho phép đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác.
Đồng quan điểm với Mabwe & Robert Webb (2010), Marie L. (2012) quan niệm rằng chỉ tiêu tài chính là công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư phân tích và so sánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản mục trên BCTC của doanh nghiệp. Chúng là một công cụ giúp phân tích tình hình tài chính của một công ty, một ngành hoặc 1 lĩnh vực kinh doanh.
Trần Quý Liên (2011) nhận định chỉ tiêu tài chính là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định, thể hiện hiệu quả kinh doanh và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính là một bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích tình hình tài chính phục vụ cho các đối tượng có liên quan.
Nói đến khía cạnh sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích tài chính. Phùng Thị Lan Hương (2015) đã khẳng định rằng phân tích tài chính ngân hàng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích đối với các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm xác định vị thế tài chính, phân tích năng lực tài chính của ngân hàng trong quá khứ, hiện tại và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính các NHTM Việt Nam được đánh giá chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của NHTM.
Tổng hợp những quan điểm trên của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, tác giả cho rằng: “Hệ thống chỉ tiêu tài chính NHTMCP là công cụ dùng để phân tích tình hình tài chính, đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP trong quá khứ và hiện tại, từđó dự đoán tình hình tài chính của NHTMCP trong tương lai, qua đó giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với lợi ích của họ”.
2.2.1.2. Mục tiêu
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của NHTMCP. Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của NHTMCP. Vì vậy, mục tiêu sử dụng các chỉ tiêu tài chính cụ thể với từng đối tượng là khác nhau.
Bảng 2.1. Mục tiêu sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các đối tượng liên quan
Đối tượng Mục tiêu phân tích Mục tiêu
cuối cùng Nguồn
Nhà quản trị ngân hàng
Nhằm đánh giá quá trình quản lý trong một thời kì thông qua tất cả các khía cạnh tài chính của ngân hàng như tình hình huy động vốn, tình hình kinh doanh, quản trị rủi ro.
- Điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với thực tế của ngân hàng. - Phân tích tài chính còn là công cụ để các nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động.
Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010); Marie L (2012).
Nhà đầu tư Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro, chính sách phân phối lợi nhuận.
Định giá cổ phiếu và ra quyết định đầu tư. Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010); Marie L (2012). Người lao động trong NHTMCP Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, triển vọng phát triển trong tương lai của
NHTMCP.
Giúp người lao động định hướng việc làm.
Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010);
Đối tượng Mục tiêu phân tích Mục tiêu
cuối cùng Nguồn
Người gửi tiền (khách hàng)
Nhằm đánh giá khả năng thanh toán, tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro tài chính của ngân hàng. Phục vụ việc ra quyết định gửi tiền. Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010);
Cơ quan quản lý
Nhà Nước Nhằm giám sát các hoạt động của NHTMCP. Qua phân tích tài chính NHTMCP, cơ quan quản lý Nhà Nước thấy được thực trạng năng lực tài chính, tác động của chính sách đến năng lực tài chính của ngân hàng Điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho NHTMCP phát triển đồng thời thực hiện được mục tiêu của chính sách trong mỗi thời kì. Hoàng Thị Thu Hường (2019); Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013). Ủy ban chứng khoán Nhà Nước Đánh giá được sức mạnh tài chính của các NHTMCP niêm yết cũng như chất lượng “hàng hóa” giao dịch trên thị trường chứng khoán. Phục vụ việc ra các quyết định đảm bảo sự phát triển của thị trường như hủy niêm yết hay cho phép niêm yết bổ sung Phạm Trọng Bình (2000); Hoàng Thị Thu Hường (2019); Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013).
Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả
Tóm lại, mục tiêu phân tích cụ thể đối với các đối tượng khác nhau là khác nhau. Theo nhận định của tác giả luận án, đối với cá nhân như các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư, người lao động hay khách hàng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá những khía cạnh tài chính của NHTMCP gắn với lợi ích của cá nhân phục vụ cho việc ra quyết định. Còn đối với các tổ chức như Cơ quan quản lý Nhà nước hay Ủy ban chứng khoán Nhà Nước sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng năng lực tài chính nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về “sức khoẻ” của NHTMCP phục vụ cho
việc ra các quyết định mang tính chất vĩ mô toàn ngành ngân hàng. Chính vì vậy, có thể hiểu rằng, các đối tượng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm mục đích đánh giá các khía cạnh tài chính và tổng thể năng lực tài chính của các NHTMCP mà họ quan tâm, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế.