6. Phương pháp nghiên cứu
4.2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ an toàn trong sử dụng vốn
4.2.4.1. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn
Qua thực trạng phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam, không có ngân hàng nào sử dụng chỉ tiêu VTC, VTC /Tổng tài sản và VTC/TG. Do đó, các NHTMCP cần bổ sung các chỉ tiêu:
+ Tỉ lệ VTC/ Tổng tài sản + Tỉ lệ VTC/ TG
Ngoài ra, tình hình đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng có thể được thể hiện qua mối quan hệ về mặt thời gian giữa tài sản và nguồn vốn. Nên NCS đề xuất chỉ tiêu: Hệ số tài trợ thường xuyên
Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên
Tài sản dài hạn
Trong đó: - Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nguồn vốn huy động dài hạn
- Tài sản dài hạn là các khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán có thời hạn trên 1 năm và các khoản đầu tư góp vốn dài hạn, tài sản cố định.
Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết, nguồn vốn dài hạn tài trợ được bao nhiêu phần tài sản dài hạn. Nó phản ánh mối quan hệ cân đối về thời gian giữa tài sản và nguồn vốn tài trợ. Hệ số này càng lớn thỉ mức độ an toàn vốn càng cao.
4.2.4.2. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng
Từ phần thực trạng cho thấy, các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích rủi ro tín dụng là: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Còn các chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ có khảnăng mất vốn trên tổng dư nợ”, “Hệ số khảnăng bù đắp các khoản cho vay bị mất”, “Hệ số khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng”, “Nợ có khảnăng mất vốn so với vốn tự
có” chưa được các NHTMCP sử dụng. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro cơ bản trong các ngân hàng, nếu việc phân tích loại rủi ro này không được quan tâm đúng mức thì ngân hàng khó có thể duy trì và phát triển vững chắc. Do đó, trong hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng phải bổ sung thêm các chỉ tiêu còn thiếu mới có thể đánh giá được đầy đủ và chính xác rủi ro tín dụng của NHTMCP.
Nguồn tài liệu để tính toán các chỉ tiêu là từ Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng.
4.2.4.3. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất
Chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất là một nội dung khá quan trọng đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, trong phần thực trạng, các NHTMCP chỉ tính toán duy nhất chỉ tiêu “Khe hở lãi suất”. Còn lại, chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất là “Hệ số rủi ro lãi suất” không được NHTMCP nào nhắc đến. Bởi vậy, để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất cần phải bổ sung thêm các chỉ tiêu này.
Hệ số rủi ro lãi suất = Tài sản “có” nhạy cảm với lãi suất Tài sản “nợ” nhạy cảm với lãi suất
- Hệ số rủi ro lãi suất = 1: lãi suất biến động tăng hay giảm đều không ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.
- Hệ số rủi ro lãi suất > 1: không có rủi ro lãi suất và lợi nhuận ngân hàng tăng. - Hệ số rủi ro lãi suất <1: xuất hiện rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường tăng
4.2.4.4. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản được xem là một trong các rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có tính chất lan truyền, liên quan đến sự sống còn của hệ thống ngân hàng. Về mặt lý thuyết, khi phân tích nội dung này, cần phải sử dụng các chỉ tiêu “Mức dự trữ thừa/ thiếu”, “Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi”, “Hệ số khả năng thanh toán ngay”, “Hệ số khả năng chi trả” và “Hệ số khả năng thanh toán lãi vay”. Tuy nhiên, có thể thấy qua phần thực trạng tại Chương 3 của luận án, các NHTMCP vẫn không sử dụng một số chỉ tiêu trong quá trình phân tích là “Mức dự
trữ thừa/ thiếu”, “Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi”, “Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay”. Do đó, cần bổ sung các chỉ tiêu này vào để hoàn thiện nội dung phân tích rủi ro thanh khoản.
4.3. Các kiến nghịđể thực hiện giải pháp
Hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là để các nội dung phân tích tài chính được hoàn thiện, phát huy được hết vai trò của nó thì phải thỏa mãn các điều kiện từ cả phía bản thân các NHTMCP và từ phía các cơ quan quản lý
Nhà nước.