Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 157 - 160)

6. Phương pháp nghiên cứu

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Từ thực trạng được phân tích tại chương 3 của tuận án, các NHTMCP đã thực hiện nội dung phân tích này với các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM, EPS.

Thêm vào đó, theo kết quả hồi quy ở chương 3 cho thấy năng lực tài chính của các NHTMCP được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM. Những chỉ tiêu tài bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cụ thể sau:

1. Mô hình nghiên cứu ROA bị tác động bởi 7 nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ cho vay và chỉ số chi phí hoạt động.

Vì vậy để ROA đạt mức lớn hơn 1% thì các NHTMCP cần tiến hành bổ sung và tính toán các chỉ số sau (Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 7, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất):

Bảng 4.7. Phân tích các nhân tốtác động ROA

Chỉ số Công thức tính Mức độ

tác động

Qui mô vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 4

Hệ số đảm bảo tiền gửi Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi 2 Hệ số thanh khoản ngắn hạn tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn 1 Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 7 Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) Vốn tự có hợp nhất/ Tổng tài sản rủi ro 3 Tỉ lệ cho vay Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi 5 Chỉ số chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản 6

2. Mô hình nghiên cứu ROE bị chi phối bởi 6 nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu và tỉ lệ cho vay.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 6, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất. Điều đó thể hiện trong bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8. Phân tích các nhân tốtác động ROE

Chỉ số Công thức tính tác độMức động

Qui mô vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 3

Hệ số đảm bảo tiền gửi Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi 2 Hệ số thanh khoản ngắn hạn Tài sản thanh khoản/Tổng nợ ngắn hạn 1 Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 6

Tỉ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 4

Tỉ lệ cho vay Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi 5 3. Mô hình nghiên cứu NIM bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: qui mô vốn chủ sở

hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, tỉ lệ cho vay, tỉ lệ thanh khoản tài sản, chỉ số chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến NIM của NHTMCP.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 8, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất. Các nhân tố tác động đến NIM được thể hiện trong bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Phân tích các nhân tốtác động NIM

Chỉ số Công thức tính Mức độ

tác động

Qui mô vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 5

Hệ số đảm bảo tiền gửi Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi 2 Hệ số thanh khoản ngắn hạn Tài sản thanh khoản/Tổng nợ ngắn hạn 3 Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 8

Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 5

Tỷ lệ cho vay Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi 7 Tỷ lệ thanh khoản tài sản Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 8 Chỉ số chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản 6

Thêm vào đó, các ngân hàng cần bổ sung thêm chỉ tiêu: Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên – NNIM (công thức (2.21).

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả các hoạt động khác ngoài cho vay ở ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu “Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên – NNIM” còn liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu ROA. Điều này thể hiện quan công thức:

ROA = NIM + NNIM

Nếu tính toán theo công thức trên, sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà phân tích thấy được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Và để thấy được tác động của chi phí dự phòng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, NCS đề xuất chỉ tiêu:

ROAbp = Lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng tín dụng Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 100 đồng tài sản sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng. So sánh ROAbp và ROA đế thấy được tác động của chi phí dự phòng đối với khả năng sinh lợi của tài sản.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)