6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính NHTMCP theo khung an toàn Camel
toàn Camel
Theo Muhammad (2009), chất lượng của từng yếu tố sẽ quyết định sức mạnh tổng thể của ngân hàng, nhấn mạnh đến năng lực nội tại bên trong và mức độ ngân hàng có thể tự “chăm sóc” trước những rủi ro thị trường. Barker & Holdsworth (1993) thấy rằng hệ thống Camel rất hữu ích, hoạt động như một mô hình dự đoán thất bại của ngân hàng với nguyên tắc đánh giá được chỉ định dựa trên cả thông tin định lượng và định tính của ngân hàng. Một số nghiên cứu học thuật hiện có liên quan đến đánh giá hiệu quả của các tiêu chí khi sử dụng dữ liệu quá khứ để xếp hạng trong bối cảnh tương lai khi thị trường ngân hàng thay đổi nhanh chóng. Hirtle & Lopez (1999) đã kiểm tra các tiêu chí theo Camel trước đây để đánh giá các điều kiện hiện tại của các ngân hàng và họ cho rằng thông tin giám sát có trong xếp hạng Camel trước đây cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các điều kiện hiện tại của ngân hàng. Tóm lại sau nhiều tranh luận, thông tin giám sát bởi xếp hạng Camel vẫn được xem là một cách hiệu quả để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng.
Hệ thống Camel phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Theo Nguyễn Lê Thành (2012), năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một NHTM, được mô tả như sau:
(1) C (capital)- Khả năng tự cân đối vốn: Đây là phần vốn chủ sở hữu của NHTM và khả năng của NHTM đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như
các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà NHTM cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của NHTM trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:
- Tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu
- Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)
- Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5)
- Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn điều chỉnh theo CAMEL (2) A (assets) - Chất lượng tài sản. Chất lượng nói chung của các món vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ.
- Danh mục cho vay/tổng tài sản = Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5% theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn Úc) - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (Việt Nam: 3%, Quốc tế: 5%)
(3) M (management) - Quản lý: Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý, phân tích nhân sự và phong cách làm việc của: Hội đồng quản trị; Ban quản lý; Mối quan hệ giữa hai bên… Kết quả của chất lượng quản lý: Chi phí hoạt động/tổng tài sản.
(4) E (earnings) - Lợi nhuận: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững các chỉ tiêu sử dụng: ROA phải đạt lớn hơn 1%; ROE phải đạt từ 15% trở lên.
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư chứng khoán – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân
(5) L (liquidity) - Khả năng thanh khoản: Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất
quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức. Khả năng thanh khoản:
- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = tài sản thanh khoản/tổng tài sản (20-30%) - Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi (30-45%) - Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%) - Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80-100%)
Bảng 2.2. Các tiêu chí CAMEL
Tiêu chí Ýnghĩa Công thức
Mức độ an toàn vốn
(C-CAPITAL)
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn
tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng
đòi hỏi phải có nhiều vốn tựcó để hỗ
trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp
tổn thất tiềm năng liên quan đến mức
độ rủi ro cao hơn.
- Tốc độtăng quy mô vốn chủ sở
hữu
- Tuân thủquy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)
- Hệ số đòn bẩy tài chính L =
tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5)
- Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn
điều chỉnh theo CAMEL
Chất lượng tài sản
(A-ASSETS)
Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng
hợp nối lên chất lượng quản ý, khả
năng thanh toán, khảnăng sinh lợi và
triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt
động ngân hàng đều tập trung về phía
tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo an toàn vốn thì vấn đề nâng cao chất
lượng tài sản Có là yếu tố quan trọng
đảm bảo cho hoạt động ngân hàng.
- Danh mục cho vay/tổng tài sản
= Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5%
theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn Úc) - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (Việt Nam: 3%, Quốc tế: 5%) Chất lượng quản lý (M-MANAGEMENT) Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từcác phòng ban đến
hội đồng quản trị trong ngân hàng,
nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở
mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở
giảm thiểu các chi phí về nguồn lực.
Tiêu chí Ýnghĩa Công thức
Khảnăng sinh lợi
(E- EARNINGS)
Khảnăng sinh lợi phản ánh kết quả hoạt
động, đánh giá hiệu quả kinh doanh và
mức độ phát triển của một NHTM.
- ROA phải đạt lớn hơn 1%
- ROE phải đạt từ 15% trở lên - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu
tư chứng khoán
- Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác) /Tổng tài sản sinh lợi bình quân
Khảnăng thanh khoản
(L-LIQUIDITY)
Những ngân hàng thiếu hụt khảnăng
thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng
đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào
nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công
chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm
sụp đổ ngân hàng và tác động xấu
đến cả hệ thống.
- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = tài sản thanh khoản/tổng tài sản (20-30%)
- Hệ sốđảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi (30-45%)
- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%)
- Tỷ lệdư nợ cho vay và tiền gửi
= tổng dư nợ cho vay/tổng tiền
gửi (80-100%)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Mô hình Camel phản ánh các điều kiện và hoạt động của các ngân hàng để đưa ra những đánh giá tốt hơn đối với mức độ lành mạnh của ngân hàng. Mục đích của nó là cung cấp một đánh giá chính xác và nhất quán về tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
2.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính NHTMCP
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP có vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biến trong mô hình nghiên cứu và tìm ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.
2.3.4.1. Các chỉ tiêu đo lường năng lực tài chính của NHTMCP
Năng lực tài chính của một ngân hàng chính là việc dùng khả năng tài chính để tạo ra lợi nhuận ổn định và đạt cao hơn các đối thủ khác hoặc cao hơn mức bình quân của ngành, hoạt động an toàn và đạt được vị thế tốt hơn trên thương trường. Vì hoạt
động của NHTM gồm: Huy động vốn, tín dụng, đầu tư, hoạt động thanh toán nên năng lực tài chính của NHTM được thể hiện ở hiệu quả hoạt động trong các mặt hoạt động trên (Phan Thị Hằng Nga, 2013). Để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần, nhà quản trị và nhà đầu tư đều quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Bởi vì, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Lợi nhuận cũng là vấn đề các nhà quản trị, nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đưa ra quyết định chiến lược. Tất cả các chiến lược được thiết kế và các hoạt động được thực hiện đều nhằm mục đích hiện thực hóa mục tiêu lớn này.
Có nhiều tỷ lệ được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của NHTMCP trong đó: Lợi nhuận trên tài sản; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và Tỷ lệ lãi ròng là những tỷ lệ chính (Ongore V.O và Kusa G.B, 2013), (Nguyễn Năng Phúc 2011).
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu quan trọng cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng. Đó là Tỷ lệ Thu nhập/ Tổng tài sản bình quân (Ongore V.O và Kusa G.B, 2013), (Nguyễn Năng Phúc 2011). ROA đo lường khả năng quản lý ngân hàng để tạo thu nhập bằng cách sử dụng tài sản của NHTMCP theo ý của họ. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho thấy các nguồn lực của NHTMCP được sử dụng hiệu quả như thế nào để tạo thu nhập. Wen (2010), cho rằng ROA cao hơn cho thấy công ty hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn lực của mình.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE cũng là là một chỉ tiêu tài chính khác đề cập đến lợi nhuận mà một công ty kiếm được so với tổng số vốn cổđông đã đầu tư. Trên BCTC, ROE chính là chỉ tiêu quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm.. Do đó, ROE càng cao, công ty càng có lợi về mặt tạo ra lợi nhuận. Ongore V.O và Kusa G.B (2013) giải thích thêm rằng ROE được đo lường bằng tỉ lệ Thu nhập ròng sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ tiêu này đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận kiếm được trên các khoản tiền đầu tư vào ngân hàng của các cổđông.
ROE phản ánh hiệu quả của việc quản lý ngân hàng sử dụng vốn của các cổđông. Do đó,
có thể thấy rằng ROE càng tốt thì quản lý càng hiệu quả trong việc sử dụng vốn cổđông.
Chỉ tiêu này rất quan trọng khi đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP khi mà cổ đông rất quan tâm đến tỷ suất sinh lợi trên phần vốn mà họđầu tư.
- Tỷ lệ lãi ròng (NIM)
Hệ số NIM là thước đo sự khác biệt giữa thu nhập lãi do ngân hàng tạo ra và số tiền lãi phải trả cho người cho vay (ví dụ: tiền gửi), so với số tài sản (thu nhập từ lãi) của họ. Hệ số NIM là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân
hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. (Ongore V.O và Kusa G.B, 2013).
Biên lãi ròng đo lường khoảng cách giữa thu nhập lãi mà ngân hàng nhận được từ các khoản vay và chứng khoán và chi phí lãi của các khoản vay. Hệ số này phản ánh chi phí của dịch vụ trung gian ngân hàng và hiệu quả của ngân hàng. Biên lãi ròng càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao và ngân hàng càng ổn định. Vì vậy, hệ số NIM là một trong những biện pháp chính để làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, theo Frank Heid (2017), tỷ lệ lãi ròng cao hơn có thể phản ánh các hoạt động cho vay rủi ro hơn liên quan đến các khoản dự phòng tổn thất cho vay đáng kể.
2.3.4.2. Nhân tốảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giánăng lực tài chính của NHTMCP
Nhân tố tác động đến bộ 3 chỉ tiêu tài chính ROA, ROE và NIM của NHTMCP có thể được phân loại thành các nhân tố nội bộ của ngân hàng (nội sinh) và các nhân tố kinh tế vĩ mô (ngoại sinh) (Ongore V.O và Kusa G.B, 2013). Đây là các biến ngẫu nhiên xác định đầu ra. Các nhân tố nội sinh là đặc điểm ngân hàng cá nhân ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng. Những yếu tố này về cơ bản bị ảnh hưởng bởi các quyết định nội bộ của quản lý và hội đồng quản trị. Các nhân tố ngoại sinh là các nhân tố toàn ngành hoặc toàn quốc nằm ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các nhân tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại (Flamini et al. 2009). Về vấn đề này, nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013) và Phùng Thị Lan Hương (2015) ở Việt Nam tập trung vào các yếu tố đặc thù của ngành ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô không được đề cập đến hoặc đề cập một cách chưa thoả đáng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích lấp đầy khoảng trống này.
- Các nhân tố nội sinh
Các nhân tố nội sinh là các biến số cụ thể có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Các nhân tố này nằm trong phạm vi của ngân hàng và có thể khác nhau giữa các ngân hàng. Các nhân tố nội sinh bao gồm quy mô vốn, quy mô nợ phải trả, quy mô và thành phần của danh mục tín dụng, chính sách lãi suất, năng suất lao động và tình trạng công nghệ thông tin, mức độ rủi ro, chất lượng quản lý, quy mô ngân hàng, quyền sở hữu... Các nghiên cứu trước thường sử dụng các nhân tố như: Khả năng tự cân đối vốn; Chất lượng tài sản; Hiệu quả quản lý; và Khả năng thanh khoản.
- Các nhân tố ngoại sinh (Các biến số kinh tếvĩ mô)
Đây là những biến đầu vào để ngân hàng hoạch định chiến lược hoạt động, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các biến số quan trọng như lãi suất, lạm phát, tăng trưởng GDP, thu nhập, dân số… đều ảnh hưởng đến quyết định, đến nhu cầu sử dụng vốn và các sản phẩm dịch vụ của khách hàng.
Với tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ, lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến cả chi phí và doanh thu, đồng thời tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng. Lãi suất ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ và doanh số huy động của ngân hàng. Lãi suất cao giúp tăng doanh số huy động nhưng khó tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, gia tăng rủi ro. Sự thay đổi lãi suất thị trường sẽ tạo các khoản chênh lãi suất trong nợ và tài sản, tăng rủi ro hoạt động và làm