Đổi mới căn bản công tác quản lý đầu tư công và sửdụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 84 - 86)

quả nguồn vốn đầu tư công.

Thực trạng cho thấy, đầu tư công là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, làm thất thoát NSNN. Do vậy, cần phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tập trung vào:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về đầu tư công. Chủ động nghiên cứu, quán triệt, đồng thời phổ biến đến các đơn vị quản lý và sử dụng vốn đầu tư công các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, nhất là Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2014, Luật Ngân sách năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này. Tổ

chức thực hiện quản lý đầu tư công theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ của thành phố cho đầu tư công, chương trình xây dựng nông thôn mới, cần tiếp tục tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ cho đầu tư. Đồng thời, khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài NS để đầu tư các dự án, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) nhằm thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển hạ tầng KTXH của huyện.

- Quản lý, kiểm soát nợ đọng XDCB. Chỉ được triển khai các công trình, dự án nằm trong danh mục công trình giai đoạn 2016-2020 đã được HĐND huyện quyết định; kiên quyết không đề xuất phân bổ vốn để làm mới khi các địa phương có số dư nợ XDCB vượt mức quy định tại Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 04/9/2012 của UBND thành phố về việc tăng cường các biện pháp chỉ đạo và xử lý các khoản nợ đọng XDCB đối với NS cấp huyện và cấp xã. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện, UBND các xã, thị trấn và chủ đầu tư các dự án tiến hành rà soát, thống kê, phân loại nợ đọng XDCB và xác định rõ nguyên nhân từng khoản nợ đọng để xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB. - Nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tham gia công tác quản lý đầu tư công. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở cấp huyện, xã. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của người lập, thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định dự án. Chỉ giao cho UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư các công trình, dự án phù hợp với trình độ, năng lực quản lý đầu tư cấp xã.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư công đối với các chủ thể trong quản lý, tổ chức thực hiện (chủ thể quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, đấu thầu, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát). Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của HĐND,

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các công trình, dự án. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, phải xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan, kịp thời xử lý các vi phạm theo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 84 - 86)