Về trình độ phát trển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 38 - 40)

a. Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đây là mặt chưa nổi bật của huyện, mới chủ yếu là về hạ tầng giao thông. Huyện có tuyến quốc lộ QL.10 chạy qua với chiều dài 4 km, đây là tuyến đường nối liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và được kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường bộ ven biển với chiều dài 11,2 km chạy qua địa bàn huyện, kết nối giữa các tỉnh Đông Bắc Bộ đang được triển khai. Tuyến tỉnh lộ ĐT.354 chạy qua có chiều dài 8,5 km nối quận Kiến An với các huyện An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo. Tuyến đường huyện ĐH.212 với chiều dài 16,5 km từ trung tâm huyện đến cống Rộc xã Vinh Quang, đấu nối với đường bộ ven biển. Tuyến đường huyện ĐH.25 có chiều dài 10 km từ trung tâm huyện giao cắt với QL.10. Tuyến đường huyện cầu Đầm - cầu Đăng có chiều dài 5 km từ ngã 3 cầu Đầm đến cầu Đăng, nối liền sang huyện Vĩnh Bảo. Đây là những tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc giao thương, phát triển KTXH của huyện với các huyện, các tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông nông thôn với hàng trăm km đường góp phần tích cực vào giao thông vận tải và phát triển KTXH. Hệ thống đường thủy nội địa có lợi thế quan trọng trong

việc phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, vận tải thủy và hoạt động du lịch.

b. Về sự phát triển kinh tế huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Dưới đây là những số liệu cơ bản về sự phát triển kinh tế của huyện:

Bảng 2.1. Tình hình kinh tế huyện Tiên Lãng 2016 - 2020

Nội dung Đơn

vị 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng GTSX trên địa bàn Triệu đồng 7.425 8.150 8.971 9.420 9.891 - Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 3.125 3.180 3.140 3.297 3.462 - Công nghiệp xây dựng Triệu đồng 1.760 2.060 2.386 2.505 2.631 - Dịch vụ Triệu đồng 2.540 2.910 3.445 3.617 3.798 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông - lâm - ngư nghiệp % 42,10 39,00 35,00 34,00 32,00 - Công nghiệp xây dựng % 23,70 25,30 26,60 27,00 28,50 - Dịch vụ % 34,20 35,70 38,40 39,00 39,50 Tốc độ tăng trưởng % 9,20 9,70 10,70 11,10 11,60 Thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 765.885 782.630 950.635 1.198.152 1.242.082 - Trong đó thu trên địa bàn Triệu đồng 117.320 127.078 163.442 193.411 187.902 Thu nhập bình quân đầu

người/năm Triệu 32,50 37,56 41,73 43,82 45,13 Tỷ lệ phát triển dân số tự

nhiên % 0,870 0,880 0,820 0,71 0,65 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,510 3,600 2,390 2,35 1,51 Tỷ lệ người dân tham gia

BHYT % 80,600 83,000 86,300 88,9 90,1

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 9,87%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2018: Ngông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ là 35%-26,6%- 38,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 33,4%/năm. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 3 năm đạt 2.630 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn qua ngân sách nhà nước đạt 616,359 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 41,73 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 45,13 triệu đồng/người/năm.

Đối với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới: Đến hết năm 2020, huyện đã có 13 xã hoàn thành, được công nhận xã “Đạt chuẩn Nông thôn mới”; phấn đấu 100% số xã hoàn thành Chương trình vào năm 2021 và năm 2022 đạt Huyện nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 17,45 tiêu chí/xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 38 - 40)