Phương hướng của kết quả mà công tác quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 73 - 76)

nhà nước huyện cần đạt.

Có nghĩa là, trong thời gian tới, công tác quản lý NSNN tại huyện Tiên Lãng cần phải đạt được kết quả như thế nào? Với góc nhìn này, trong các năm tới, quản lý NSNN tại huyện Tiên Lãng phải đạt được các kết quả như sau:

a. Cân bằng thu - chi, không bội chi, bội thu khi không có một ý đồ chiến lược nào trong QLNN về KTXH huyện khiến Đảng bộ và Chính quyền huyện cần bội thu hay bội chi NSNN của huyện.

b. Tỷ số giữa tổng thu hoặc tổng chi so với tổng GTSX hàng năm của huyện phải cao và tăng một cách ổn định.

c. Kết quả thu - chi NSNN phải xứng đáng, tương thích với sự phát triển tốt đẹp về KTXH huyện, được chứng minh bằng số liệu và sự kiện đích thực. Nói một cách giản đơn là, nếu NSNN của có số thu - chi lớn thì sự phát triển KTXH huyện cũng phải tăng cao và tốt đẹp tương xứng.

d. Nhân dân huyện hài lòng với những gì mà chính quyền huyện Tiên Lãng đã mang lại cho họ trong sự so sánh với những gì mà người dân đã đóng góp cho NSNN.

Bốn kết quả trên chính là những tiêu chí cốt lõi thể hiện một thể trạng lành mạnh, cần có của NSNN của bất kỳ nước nào, cấp nào và ở thời đại nào, đã được nêu và lý giải ở chương 1 của luận văn.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Để có được NSNN của huyện tốt như định hướng trên, công tác quản lý NSNN tại huyện Tiên Lãng cần tốt theo các hướng như sau:

a. Trước mắt và tối thiểu là phải khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong QLNSNN hiện nay của huyện.

b. Về lâu dài, việc quản lý ngân sách nhà nước của chính quyền phải từng bước trở thành việc sử dụng công cụ tài chính một cách thành thạo và có hiệu lực.

Xin nhấn mạnh điều này, vì từ lâu nay, CBCC làm công tác quản lý NSNN huyện hầu như chỉ thuần túy chấp hành lệnh thu- chi do Luật định, không ít CBCC chỉ biết chi đúng, chi hết, thu đúng, đủ, mà ít quan tâm đến dùng thu - chi như một công cụ điều tiết các quan hệ KTXH huyện.

Chính vì thế, tư tưởng QLNSNN như tác giả nêu trên cần được coi là hướng căn bản cho việc nâng cao chất lượng công tác quản lý NSNN ở huyện Tiên Lãng trong các năm tới.

c. Bảo đảm cao tính hợp pháp trong quản lý ngân sách nhà nước.

Thứ nhất, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Ngân sách năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan đến quản lý NSNN.

Thứ hai, quản lý NSNN phải tuân thủ theo quy trình NS, chú trọng khâu xây dựng DTNS và quản lý, điều hành theo đúng dự toán.

Thứ ba, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, phân bổ chi NS phải bám sát mục tiêu và định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện đến năm 2025. Phân bổ NS bảo đảm không dàn trải, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng đủ nguồn lực cho các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, đổi mới phương thức, quy trình chi NS, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường giao trách nhiệm quản lý vốn đầu tư công theo đúng phân cấp, phân quyền cho các địa phương; khắc phục tình trạng chi đầu tư phân tán, dàn trải.

Thứ năm, từng bước điều chỉnh cơ cấu chi NS địa phương theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư XDCB và giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố và tăng cường các biện pháp huy động vốn của

các thành phần kinh tế để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng KTXH trọng điểm đã có trong quy hoạch.

Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý NSNN; chú trọng giám sát của cộng đồng.

d. Cần tạo được ngay những chuyển biến đáng kể trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Tiên Lãng về các mặt sau đây:

Một là, đổi mới căn bản công tác lập dự toán NSNN, đưa công tác này thành công tác có tính kế sách của chính quyền huyện trong việc xây dựng KTXH huyện xứng đáng với truyền thống lịch sử và trọng trách hôm nay và mai sau của huyện.

Chất lượng công tác lập DTNSNN huyện phải được nâng cao trong tất cả các khâu, điển hình là ba khâu: Khâu trình DTNSNN huyện của UBND trước HĐND huyện; khâu phản biện quần chúng, thể hiện cao nhất là phản biện của Măt trận Tổ quốc trong kỳ họp hàng năm của HĐND huyện nhằm nghị bàn và phê chuẩn NSNN; khâu thảo luận của các đại biểu HĐND huyện về DTNSNN huyện do UBND trình ra HĐND và khâu biểu quyết để quyết định bản dự toán này trong kỳ họp HĐND hàng năm của huyện.

Hai là, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công. Về mặt này, cần hướng vào các trọng tâm sau: Chấn chỉnh về căn bản việc quản lý đầu tư công nhằm vào các trọng điểm là đầu tư có hiệu quả, kiểm soát được nợ đọng XDCB đối với các cấp NS trên địa bàn, nâng cao được chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án thi công công trình đầu tư công. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho hạ tầng giao thông trọng điểm; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào huyện.

Ba là, tạo được sự đổi mới căn bản về chất trong công tác thuế. Mục tiêu hướng tới những nội dung quan trọng cần đạt được như: Cần tuyên truyền, vận động, tổ chức tọa đàm làm nổi bật tác dụng của việc thu Thuế trong QLNN để phát KTXH của huyện. Nổi rõ tính nhân văn, khoa học trong việc thu Thuế, điển hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính khâu thu và

trong giao tiếp, ứng xử của CBCC ngành thuế đối với người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế,… Có các sáng kiến, giải pháp mạnh để chống thất thu các loại sắc thuế.

Bốn là, đưa công tác thanh, kiểm tra không chỉ đúng quy trình mà phải có thực chất, tác dụng. Trọng tâm cụ thể là: Thực hiện triệt để hơn công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về chi thường xuyên NSNN đảm bảo đúng theo định mức, chế độ, chính sách, triệt để thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Gắn việc nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, chỉnh biên đội ngũ CBCC theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kiên quyết và cụ thể hóa về cơ chế để gắn quyền hạn với trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan HCNN và đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý tài chính nội bộ cơ quan HCNN, đơn vị sự nghiệp công lập.

3.2. Biện pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 73 - 76)