Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 40 - 43)

Thành phố Hải Phòng.

2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN tại huyện Tiên Lãng bao gồm các cơ quan, đơn vị sau:

Hội đồng nhân dân huyện Tiên Lãng

Cơ cấu tổ chức HĐND huyện Tiên Lãng gồm có: Thường trực HĐND huyện, Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Về nhân sự: HĐND huyện có 01 Chủ tịch HĐND huyện, 02 Phó Chủ tịch và các ủy viên là Trưởng các ban của HĐND huyện.

HĐND huyện Tiên Lãng căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được thành phố Hải Phòng giao và tình hình thực tế tại địa phương để đưa ra các quyết định về việc lập dự toán chi và quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp huyện, bao gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách; dự toán chi

đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách phường, bổ sung có mục tiêu.

Bên cạnh đó, HĐND huyện còn có nhiệm vụ phê chuẩn quyết toán NSĐP và giám sát việc thực hiện chi NSNN đã được HĐND huyện quyết định.

Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng

Cơ cấu tổ chức UBND huyện Tiên Lãng gồm có: 01 Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó Chủ tịch và 12 phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện. UBND huyện có nhiệm vụ lập dự toán chi, phương án phân bổ, lập quyết toán chi NSNN trình HĐND huyện phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Ngoài ra, UBND huyện còn có nhiệm vụ kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp phường về lĩnh vực tài chính - ngân sách. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp phường.

UBND huyện còn đưa ra những quyết định về giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN đã được HĐND phê duyệt; kiểm tra, báo cáo công khai việc thực hiện chi NSNN của huyện, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp thành phố trong việc quản lý chi NSNN cấp huyện.

Phòng Tài chính – kế hoạch huyện

Phòng TCKH huyện Tiên Lãng là cơ quan chuyênmôn trực thuộc UBND huyện Tiên Lãng, có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách, tài sản theo quy định của pháp luật.

Phòng TCKH huyện Tiên Lãng bao gồm 15 cán bộ công chức, nhân viên đạt trình độ cao đẳng trở lên. Trong đó, có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng phụ trách quản lý ngân sách và kế hoạch đầu tư, 01 phó phòng phụ trách về công tác hành chính, tổng hợp và đăng ký kinh doanh.

quản lý quan trọng, có vai trò tham mưu cho HĐND –UBND huyện Tiên Lãng về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách trên địa bàn theo Luật ngân sách Nhà nước quy định. Cụ thể như sau:

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyện trong lĩnh vực tài chính nói chung, lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên, chi đầu tư phát triển nói riêng.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư thuộc Huyện xây dựng dự toán hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tài chính thành phố, trình UBND huyện xem xét trình HĐND huyện quyết định.

- Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Sở Tài chính Tp để Kho bạc nhà nước thanh toán cho chi thường xuyên cũng như chi thực hiện dự án.

- Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện chi thường xuyên, các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai quy định.

- Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư

Kho bạc nhà nước huyện Tiên Lãng

Kho bạc nhà nước của huyện Tiên Lãng bao gồm 20 nhân viên, trong đó ngoài 01Giám đốc và 01phó Giám đốc thì 18 nhân viên còn lại chia thành

03 bộ phận là bộ phận Kế toán, bộ phận Kế hoạch và bộ phận Kho quỹ. Trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện thì KBNN huyện có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn. Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý

- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình; hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.

Chủ đầu tư, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sửdụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.

Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.

Thực hiện kế toán đơn vị, chủ đầu tư; quyết toán chi thường xuyên, vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 40 - 43)