Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 87)

Tiên Lãng là huyện không tự cân đối NS, mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí do thành phố hỗ trợ. Để giảm cân đối NS từ thành phố, tiến tới tự chủ về NS, thành phố cần quan tâm và tạo điều kiện cho huyện Tiên Lãng như sau:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tạo kết nối giao thông đồng bộ; phát triển các khu, cụm công nghiệp trong quy hoạch đã được phê duyệt, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện để tăng nguồn thu cho NS huyện.

Thứ hai, hiện nay một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, song nộp thuế ở nơi khác, nên thành phố cần có chỉ đạo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nộp thuế cho huyện Tiên Lãng.

Thứ ba, cơ cấu lại tỷ lệ phần trăm các khoản NS, theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho huyện, xã, như Lệ phí trước bạ thành phố 60%, huyện 40%. Phân cấp nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho huyện để khuyến khích thu, tăng thu và tạo điều kiện tăng thu NS huyện, vì khoản thu này hiện thành phố hưởng 100%.

Thứ tư, hỗ trợ ngân sách cho huyện để giảm số nợ đọng XDCB như hiện nay, nhất là nợ XDCB phát sinh trước ngày 31/12/2014.

KẾT LUẬN

NSNN là một công cụ Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ để Nhà nước của mọi quốc gia thực hiện được một cách có hiệu lực trong việc điều tiết các hoạt động của quốc gia theo đúng mục tiêu phát triển KTXH của đất nước mà Nhân dân và Nhà nước đang mong muốn. Để NSNN trở thành được công cụ có giá trị như trên, việc quản lý của Nhà nước đối với NS phải được thực hiện một cách có bài bản, khoa học. Trong công tác QLNN về NSNN, thì QLNN về NSNN của cấp huyện có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong thời gian qua, quản lý NSNN tại huyện Tiên Lãng đã có nhiều tiến bộ song chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, nhiều nhiệm vụ về phát triển KTXH của huyện Tiên Lãng chưa đạt được các mục tiêu mà cấp trên và nhân dân huyện mong muốn. Sự chưa hoàn thiện đó trong QLNN về NSNN là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đáng nói nhất là các nguyên nhân thuộc về tổ chức bộ máy và nhân sự QLNN về lĩnh vực đó. Tiên Lãng là một huyện trọng điểm của thành phố Hải Phòng và Hải Phòng là trọng trấn của Tổ quốc Việt Nam, xét cả trong lịch sử dựng nước và giữ nước ta, cả trong công cuộc xây dựng một Việt Nam có Dân giàu - Nước mạnh - Dân chủ - Công bằng - Văn minh hôm nay và mai sau.

Để có một Tiên Lãng của Hải Phòng, từ đó có một Hải Phòng cho Tổ quốc Việt Nam xứng tầm như trên, chính quyền huyện Tiên Lãng phải làm nhiều việc, trong đó có việc tối quan trọng là sử dụng tốt công cụ NSNN theo hướng trong sáng, hiện đại, văn minh. Để sử dụng được NSNN như một công cụ theo hướng trên, chính quyền huyện Tiên Lãng cần có giải pháp mạnh, toàn diện, đồng bộ, thiết thực về nhiều mặt, trong đó chủ yếu là về tổ chức bộ máy, thể chế vận hành của bộ máy, con người làm QLNN về NSNN trong bộ máy đó và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự QLNN đó.

Luận văn của tác giả đã đạt được mục tiêu đề ra là góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của huyện trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC- BNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh.

[2]. Chi Cục thuế huyện Tiên Lãng, Báo cáo kết quả thu các sắc thuế trên địa bàn huyện ba năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020

[3]. Chính phủ, Nghị định 163/2016/NĐ-CP, ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách năm 2015.

[4]. HĐND huyện Tiên Lãng, Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 26/12/2017 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

[5]. HĐND thành phố Hải Phòng, Nghị quyết số 06/2010/NQ-HĐND ngày 15/7/2010 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương năm 2011.

[6]. HĐND thành phố Hải Phòng, Nghị quyết số 152/NQ-HĐND, ngày 13/12/2016 quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2017. [7]. Huyện ủy Tiên Lãng, Nghị quyết Đại hội 28 Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ

2015-2020.

[8]. Kho bạc nhà nước, Quyết định số 695/QĐ-KBNN, ngày 16/7/2015 của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

[9]. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), Luận án Tiến sĩ kinh tế: "Quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng" Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

[10]. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Bài viết: “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Công thương, ngày 04/11/2017.

[11]. Nguyễn Thị Thùy Nhung, Luận văn thạc sỹ" Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang”, Học viện Hành chính Quốc gia. [12]. PGS.TS. Trần Văn Giao,"Tài liệu học tập Quản lý Ngân sách nhà nước,

năm 2012.

[13]. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [14]. Quốc hội (2013), Luật Ngân sách năm 2015.

[15]. Bùi Thị Minh Thúy, Luận văn thạc sĩ: Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”, Học viện Hành chính Quốc gia. [16]. Lương Ngọc Tuyền, Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước" Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[17]. UBND huyện Tiên Lãng, Báo cáo công tác thanh tra năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020

[18]. UBND huyện Tiên Lãng, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020

[19]. UBND huyện Tiên Lãng, Công văn số 117/CV-UBND ngày 29/01/2019, về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản.

[20]. UBND huyện Tiên lãng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 87)