Biện pháp về tăng thu ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 78 - 80)

Để công tác quản lý NSNN huyện đạt được kết quả, từ đó có được sự phát triển KTXH huyện như trên, công tác quản lý NSNN của huyện Tiên Lãng cần được tiến hành tốt qua các khâu cụ thể như sau:

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước.

Lập DTNSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đầu tiên trong QLNN về NSNN. DTNS là căn cứ để các cấp, các ngành, các đơn vị chủ động trong tổ chức, điều hành và sử dụng NS; là cơ sở để thực hiện quyết toán NS. Vì vậy, xây dựng dự toán có chất lượng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, điều hành NS, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để nâng cao chất lượng lập DTNS, cần phải quan tâm đến nâng cao chất lượng cả dự toán thu và dự toán chi NS, đảm bảo cơ cấu nguồn thu và nhiệm vụ chi. Thu và chi NS có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến cân đối NS. Dự toán NS có chất lượng sẽ là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tránh lãng phí.

- Chất lượng thu NS phụ thuộc vào nguồn thu, công tác tổ chức thu NS. Do vậy, cần phải dự báo tương đối sát thực về nguồn thu, tránh bỏ sót nguồn thu; dự báo về khả năng thu, những khó khăn có thể phát sinh trong tổ chức thu NS. Dự toán thu NS cần phải quan tâm tới các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, không tận thu. Cần chú ý đền các nguồn thu như: Thu thuế từ các doanh nghiệp (thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số thu khác về thuế); thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân; tiền thuê đất, lệ phí trước bạ; phí và lệ phí; hoa lợi công sản và các khoản thu khác

- Dự toán chi NS cần bám sát các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch của từng địa phương, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước, cân đối với nguồn thu của địa phương để ưu tiên bố trí vốn cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không bố trí vốn cho những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng chi cho đầu tư phát triển. Trong điều kiện nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, trong dự toán cần cân đối vốn để thanh toán các công trình còn nợ kéo dài, các công trình dở dang vì thiếu vốn; kiên quyết cắt bỏ các công trình,

dự án chưa thực sự cần thiết; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của huyện.

3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào huyện, tăng thu ngân sách.

- Khai thác tốt lợi thế của hệ thống hạ tầng giao thông hiện có và đang được triển khai đầu tư: Quốc lộ 10, đường bộ ven biển, đường tỉnh 354, gắn với hoàn thiện hệ thống hạ tầng cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng (trên đường tỉnh lộ 354), cụm công nghiệp Hòa Bình (Quốc lộ 10), đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp. Khai thác có hiệu quả hệ thống giao thông đường thủy sông Văn Úc phục vụ cho công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, du lịch.

- Đề xuất với Trung ương và thành phố đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối Quốc lộ 5 - Quốc lộ 10, gắn với xây dựng khu công nghiệp Tiên Thanh đã được quy hoạch; xây dựng tuyến đường trục huyện chạy dọc sông Văn Úc kết nối đường bộ ven biển với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gắn với khai thác tốt tiềm năng đất đai, sông Văn Úc phục vụ phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Vinh Quang.

- Phát huy tiềm năng các giá trị lịch sử, văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh để đẩy mạnh phát triển du lịch: Ngũ Linh từ (5 ngôi đền thiêng); Đền thờ và Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; chùa Thắng Phúc); Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng. Đồng thời nghiên cứu phát triển tuyến du lịch Đồ Sơn kết nối với du lịch sinh thái rừng phòng hộ ven biển huyện Tiên Lãng, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước (Trang 78 - 80)