Xác định các nguồn lực sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn đào kỳ (Trang 54 - 57)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐÀO KỲ

3.2.3. Xác định các nguồn lực sử dụng

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Xuất phát từ đặc thù sản phẩm sản xuất tại Công ty theo yêu cầu của từng đơn hàng, khách hàng khác nhau, quy cách sản phẩm khác nhau, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty được tập hợp riêng cho từng sản phẩm cụ thể nên không cần phân bổ.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty chưa tập hợp riêng cho từng sản phẩm, nên cần phải theo dõi chi phí nhân công trực tiếp riêng cho từng sản phẩm cụ thể, cho từng đơn hàng cụ thể.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

Theo phương pháp ABC, các nguồn lực được quan tâm là các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động có liên quan gián tiếp đến từng sản phẩm và phát phát sinh chi phí sản xuất chung. Đối với tài sản cố định phục vụ riêng cho một hoạt động thì có thể tập hợp trực tiếp cho từng hoạt động (cắt, cưa đĩa, gangsaw, đánh bóng…) mà không cần phải phân bổ. Đối với chi phí khấu hao chung không thể phân chia trực tiếp cho các hoạt động thì tiêu thức phân bổ để xác định chi phí của các hoạt động.

Thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những tỉ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC. Mỗi hoạt động sử một phần của từng nhóm chi phí. Tương tự như vậy,

mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động. Mỗi tỷ lệ thường thể hiện cho một phần của tổng thể hay hoạt động.

Phương pháp ước đoán có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài chính và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm chi phí. Nhóm này có thể đưa ra được những ước đoán về tỷ lệ chi phí. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những người trong nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí.

Phương pháp đánh giá hệ thống: Thông qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận tiêu thụ nguồn lực và yêu cầu họ đánh giá về tỉ lệ phần trăm chi phí trong một hoạt động nhất định, ví dụ phát phiếu khảo đặt câu hỏi: có bao nhiêu phần trăm chi phí phục vụ cho mỗi hoạt động và phát các phiếu khảo sát cho nhân viên quản lý phân xưởng, quản đốc, tổ trưởng tổ sản xuất, nhân viên sản xuất, phòng kế toán…

Phương pháp thu thập dữ liệu thực tế: lấy mẫu công việc có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ thời gian dành cho việc giám sát sản xuất một sản phẩm cụ thể. Trong trường hợ này nhân viên giám sát sẽ được hỏi vào những thời điểm ngẫu nhiên để xác định sản phẩm đang được giám sát.

Bảng 3.1: Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động Tháng 12 năm 2016 ĐVT: 1.000 đồng Hoạt động chi phí Chia ra các hoạt động Cưa Xử lý Cắt Hoàn thành Sửa

chữa, Hỗ trợ Khấu hao bề quy KCS bảo trì sản tháng 12

mặt cách máy xuất

1. TSCĐ phục vụ cưa 294.438 294.438

Máy cưa đĩa 144.438 144.438

Máy cưa giàn (Gangsaw) 125.000 125.000

Cẩu trời 25.000 25.000 2. TSCĐ phục vụ xử lý bề mặt 122.800 122.800 Máy đánh bóng 122.800 122.800 3. TSCĐ dùng cắt quy cách 53.140 53.140 Máy cắt quy cách 53.140 53.140 4. TSCĐ phục vụ chung 62.400 35.600 24.000 4.540 9.000 4.530 4.700 144.770 Cẩu nhà xưởng 0 Xe nâng 0 Nhà xưởng 0 Tổng cộng 356.838 158.400 77.140 4.540 9.000 4.530 4.700 615.148

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn đào kỳ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)