7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.1.1. Thời gian và từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt
Từ “thời gian” có thể có trong tất cả các ngôn ngữ của loài người. Đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó. Theo P. A. Ruđích “Tất cả các hiện tượng sống, kể cả các hoạt động của con người, đều xảy ra theo thời gian”; “Tất cả quá trình sinh hóa và sinh lý trong cơ thể cũng đều diễn biến theo thời gian”
[37, tr. 67]. Có thể khẳng định thời gian gắn với tất cả các hoạt động của con người. Tuy nhiên, định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Do đó, dứt khoát phải có một cách hiểu chung nhất.
Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó (cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì không có cơ sở logic để khẳng định thời gian chỉ có một chiều).
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng, “thế giới” vận động không ngừng (luôn vận động). Giả sử nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế, để xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm lịch)... hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một “vật”.
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn có những quan hệ tương hỗ với nhau
và vì thế “vị trí và trật tự”của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian.
Vấn đề định vị thời gian trong tiếng Việt gần đây đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Nhiều tác giả như Diệp Quang Ban, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Đào Thản… đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình này thật sự có nhiều đóng góp về mặt lí luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là các chỉ tố thời gian trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa.
Đối với các danh từ, danh ngữ chỉ thời gian, nhìn một cách khái quát ở tiếng Việt, việc biểu thị thời gian có thể gồm nhiều từ loại khác nhau. Tuy nhiên, khi xét riêng về danh từ, danh ngữ chỉ thời gian, có một số điểm cần lưu ý:
Một là, các từ ngữ biểu thị thời gian là các danh từ. Các danh từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt thường là: ngày, hôm, tuần, tháng, năm, thời (đời), thuở, sáng, trưa, chiều, tối, đêm, ban, khi, lúc, chừng, hồi, dạo (độ),
lần, phút, giây, chốc, lát, trước, sau…
Hai là, các từ ngữ biểu thị thời gian là các danh ngữ. Các danh từ nêu trên thường phải kết hợp với các từ chỉ định này, kia, ấy, nọ, đó và hai từ chỉ định chuyên dùng kết hợp với các danh từ chỉ thời gian: nay, nãy hoặc kết hợp với một số định ngữ tạo thành các từ ngữ chỉ thời điểm dùng để định vị thời gian. Các danh ngữ biểu thị thời gian chỉ thời điểm có tính chất định vị thời gian lặp lại, bao gồm: sáng sáng (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là
sáng nào cũng), trưa trưa (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là trưa nào cũng),
chiều chiều (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là chiều nào cũng), tối tối (với
trọng âm là 1-1 và với nghĩa là tối nào cũng), đêm đêm (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là đêm nào cũng), ngày ngày (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là
ngày nào cũng), tháng tháng (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là tháng nào cũng). Thêm nữa, các danh từ có ý nghĩa thời gian này có thể kết hợp với nhau tạo thành những tổ hợp từ có ý nghĩa khái quát như: ngày ngày, ngày
đêm, hôm sớm, sáng khuya, trước nay, nay mai, mai sau,…
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có các từ ngữ chỉ thời điểm phiếm định, xác định: khi khảo sát về một số từ vựng có ý nghĩa thời gian như trên, ta thấy, ngoài những từ ngữ chỉ ý nghĩa thời gian thuần nhất, còn có những từ ngữ tuy cùng một chỉ tố nhưng do nghĩa khác nhau nên có thể khi thì thuộc nhóm này, khi thì thuộc nhóm khác; khi thì làm chỉ tố để định vị thời điểm phiếm định như:bữa nào, ngày nào, tuần nào, tháng nào, sáng nào, trưa nào,
chiều nào, tối nào, đêm nào, lúc nào, mùa nào, đời nào, thời nào; khi thì lại
làm chỉ tố định vị thời điểm xác định như: lúc này, giờ này, hồi này, dạo này, độ này, thời này, đời này, khi này, mùa này, thời gian này…