7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.4. Văn Công Hùng Cuộc đời và sự nghiệp
1.4.1. Cuộc đời
Văn Công Hùng sinh ngày 19 tháng 5 năm 1958, quê quán Điền Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế. Ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên Văn Công Hùng đã yêu thích văn chương và nghệ thuật nhưng sáng tác chưa nhiều. Các sáng tác của ông chỉ dừng lại ở những bài thơ để dành tặng cho bạn
bè cùng trang lứa trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, các ngày lễ…
Năm 1981, người thanh niên đam mê nghệ thuật ấy đã xung phong lên Gia Lai - Kon Tum công tác. Và từ đây, Phố núi đã trở thành vườn ươm, mảnh đất màu mỡ ươm hạt tài năng Văn Công Hùng thật sự phát triển.
Lên Tây Nguyên, trải qua nhiều công việc khác nhau: Cán bộ Sở văn hóa thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian, phóng viên báo Văn hóa, thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, thỉnh giảng tại trường trung cấp văn hóa nghệ thuật Gia Lai, Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Gia Lai, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, trưởng ban công tác Nhà văn Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII…Với sự lao động nghiêm túc trong sự nghiệp sáng tác đã tạo nên một Văn Công Hùng không lẫn vào đâu trên văn đàn cả nước. Ông khẳng định điều này qua những giải thưởng văn chương có giá trị: Giải thưởng văn học nghệ thuật Gia Lai lần thứ nhất (2000-2005), lần thứ 2 (2005-2010); Giải thưởng hội văn nghệ dân gian Việt Nam các năm 2001, 2002…
Quả vậy, Văn Công Hùng là một trong những nhà thơ trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp thơ sau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên. Tây Nguyên – vùng đất mà Văn Công Hùng đã nguyện gắn bó cả cuộc đời – Vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, với lễ hội truyền thống đặc sắc: Lễ Bỏ Mả, mứa xoang…Và không có gì là ngạc nhiên nếu trong các sáng tác của ông phần lớn ông viết về con người và cuộc sống ở nơi đây. Ông hiểu về vùng đất này đến nỗi: “Với vốn sống về Tây Nguyên đủ để ai nói
không đúng về Tây Nguyên thì có thể cãi lại” cho nên, mọi người thường hay
gọi ông “Nhà thơ Tây Nguyên Văn Công Hùng”.
Với quan niệm: “Mình chỉ là hạt cát trên sa mạc, cần không ngừng cố
gắng” - hạt cát Văn Công Hùng đã làm nên bao hình ảnh khác nhau trong thơ
thông minh, giản dị nhưng cũng rất nhân hậu, cá tính, cần mẫn và đầy đam mê sáng tạo….tất cả góp phần tạo nên biết bao hình ảnh khác nhau về cuộc sống cũng như con người Văn Công Hùng.