Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong thơ của văn công hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học (Trang 31 - 32)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2.2. Không gian nghệ thuật

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Và sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó, thế giới cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái bên này bên cạnh cái bên kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa,

gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [51, tr.162].

Đó không chỉ là không gian vật chất mà chủ yếu là không gian tinh thần thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới tinh thần của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật luôn vận động, gắn liền với sự đổi mới của tư duy con người. Trong thực tế, không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn nhận sự vật, sự việc trong một khoảng cách, một góc nhìn nhất định. Nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có các chiều kích: cao - thấp, rộng - hẹp, nông - sâu, xa - gần… Có thể nói, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một phương diện nhất định của cuộc sống.

lí, không gian văn hóa - xã hội, không gian tâm lí con người.

Khi tri giác không gian vật lí, con người đã sử dụng một hệ tọa độ đặc trưng của mình mà khơi nguồn cho nó “là tư thế thẳng đứng của con người trong không gian”. Hệ tọa độ cảm tính này đã được phản ánh trong hệ từ ngữ định hướng như: trên - dưới, trước - sau, phải - trái.

Sự tri nhận của không gian có thể cho ta định hướng được các kiểu không gian nhỏ hơn. Kiểu thứ nhất tạm gọi là: “định hướng tự nhiên” trong đó có tác động của các nhân tố vật lí. Kiểu thứ hai, có thể tạm gọi là “định hướng nhân tạo” (hay văn hóa - xã hội) do có các nhân tố văn hóa – xã hội chi phối.

Như vậy, ta thấy không gian nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc biệt, có quan hệ mật thiết với không gian vật lí và không gian địa lí. Điểm khác nhau giữa những khoảng không gian này là: Không gian nghệ thuật tồn tại một cách chủ quan, tồn tại trong ý thức của con người vì thế không gian nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, của chủ thể sáng tạo cho nên không gian nghệ thuật bao gồm: không gian tinh thần và không gian sống. Còn không gian vật lí và không gian địa lí tồn tại một cách khách quan ngoài ý thức con người. Hay nói cách khác, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tưởng tượng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong thơ của văn công hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)