7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.1.2. Từ ngữ chỉ thời gian gắn với biểu tượng Lửa
Ngọn lửa xuất hiện trong thơ ông đi kèm với các từ ngữ biểu thị thời gian đã trở thành biểu tượng rực rỡ cho ý chí kiên cường, cho niềm tin hi vọng, cho tình yêu trong cuộc sống xô bồ của đời thường: “những bình minh
rực lửa/ nham thạch trào tuôn trong tiếng thác réo gầm” (Đinh Jơng).
Từ chỉ thời gian “những bình minh” là khoảng thời gian bắt đầu cho mọi sự vật, sự việc, bắt đầu một ngày mới. Kết hợp với hình ảnh Lửa khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh vầng dương đang mọc mỗi ngày, chiếu những ánh nắng đầu tiên, mới nhất, tinh khôi nhất trong buổi bình minh làm sáng cho muôn loài, mang lại sự sống cho trái đất. Người Tây Nguyên coi lửa là nguồn
gốc của hạnh phúc, nó giữ ấm ngôi nhà, hong giữ thức ăn dành lại hay biểu hiện một sự no đủ, của tình yêu đối với sự sống.
Ở cấp độ nhỏ hơn, lửa trong thơ của Văn Công Hùng chính là biểu tượng thiêng liêng của sự sống, đem lại niềm tin, sự ấm áp cho con người và vạn
vật:“Ngày ấy bây giờ bạn nhé đừng quên/ phía xa ấy còn mờ sương ít chữ/
vẫn thắc thỏm những trái tim giữ lửa/ bao mái chèo lặng lẽ giữa mênh mông”
(Có một ngày như thế sẽ).
“Ngày ấy” hay“bây giờ” là những từ chỉ thời gian từ quá khứ đến hiện
tại, cho dùtrải qua thời gian bao lâu thì ngọn lửa trái tim ấy luôn dâng lên một niềm hi vọng. Lửa ở đây hiện lên như một biểu tượng cho sự nhiệt huyết, lòng đam mê với công việc của những con người không quản ngại nắng, mưa, không quản ngại vất vả để truyền đạt cái chữ. Khi kết hợp với các từ ngữ chỉ thời gian như trên, tạo ra hiệu ứng đặc biệt khẳng định niềm tin của tác giả dành cho đội ngũ chèo lái con thuyền chở đầy kiến thức bởi tình yêu họ dành cho nơi “mờ sương ít chữ ” đã, đang và sẽ luôn rực cháy như ngọn lửa.
Trong thơ Văn Công Hùng nói nhiều đến sự nhiệt huyết bằng hình ảnh ngọn lửa: “những sư đoàn áo xanh màu cỏ/ thắp lên tháng ba bằng lửa trái
tim mình/ vần thơ làm lửa châm hương/ soi dòng máu / tạc con đường/ hôm
qua” (Tháng ba).
Tác giả nhắc tới từ ngữ biểu thị thời gian “tháng ba” mà không phải là bất kì tháng nào khác trong năm là bởi đó là tháng Thanh niên - tháng của tuổi trẻ, ta bắt gặp trong thời gian ấy là hình ảnh những người lính trong bộ quân phục ngời ngời sắc xanh trẻ tuổi. Hình ảnh “lửa trái tim” lúc này chính là cảm xúc biết ơn, tiếc nuối, đau xót của tác giả trước những nấm mồ còn sót lại giữa rừng già đã được tìm kiếm và quy tập về các nghĩa trang liệt sỹ. Những cảm xúc trào dâng đã trở thành “vần thơ làm lửa châm hương” viếng đồng đội. Ở cuối đoạn thơ, tác giả nhắc tới mốc thời gian “hôm qua” không phải
được sử dụng chỉ với ý nghĩa là từ chỉ toàn bộ thời gian trước đó một ngày. Ở đây, nghĩa của nó rộng hơn chỉ một thời quá khứ - thời gian những người lính trẻ tuổi ấy đã sống, chiến đấu và hi sinh. Sự xuất hiện từ ngữ chỉ thời gian ở cuối đoạn thơ như một lời nhắc nhở thế hệ đi sau hãy sống và hành động sao cho xứng đáng với những thế hệ anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương.
Đối với Văn Công Hùng, lửa không chỉ là biểu tượng của những điều lớn lao, cao cả mà lửa còn rất gần gũi, thiết thực trong cuộc sống đời thường. Nếu như mưa mát mẻ, xoa dịu, ru ngủ con người thì sự hiện diện của ngọn lửa khiến con người khao khát sống mạnh mẽ hơn, thực tế
hơn:“Em gắp lửa thổi một vùng vụn dại/ tàn tro mỏng manh/vương vị chát
đến bây giờ” (Hoài niệm). Lửa ở đây lại biểu tượng biểu trưng cho tình
yêu. Những “tàn tro mỏng manh” của lửa có thể là những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: thổn thức, vấn vương, thương nhớ… Đó cũng có thể chỉ là cái nắm tay, là ánh mắt, là nụ cười của người con gái ấy nhưng có sức mạnh ghê gớm theo nhân vật trữ tình đến tận “bây giờ”. Cuộc tình ấy không trọn vẹn, đầy tiếc nuối.
Có thể nói, các biểu tượng trong thơ của Văn Công Hùng luôn gắn với một thời gian cụ thể nào đó. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là một quá trình được gọt giũa, trau chuốt, chọn lọc theo những yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Trong sáng tạo nghệ thuật, các biểu tượng được xem là hồn cốt của tác phẩm. Người nghệ sĩ dùng biểu tượng để diễn tả cảm xúc của mình. Vì thế, biểu tượng bộc lộ được kiểu tư duy của cá nhân người sáng tạo. Đọc thơ của Văn Công Hùng, chúng ta bắt gặp một hệ thống các biểu tượng thú vị và độc đáo. Với mỗi một khoảng thời gian khác nhau, các biểu tượng ấy lại mang các sắc thái khác nhau: vừa hiện thực vừa tượng trưng, vừa cụ thể vừa khái quát, vừa bình dị vừa triết lý để
biểu thị những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người.