7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.2.1. Không gian và từ ngữ chỉ không gian trong tiếng Việt
Từ thời xa xưa, con người đã hiểu bất kì khách thể vật chất nào cũng chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước, chiều kích so với các khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. A. Ja Gurevich, “Các phạm trù văn hóa
gian được quan niệm như một hình thức có khoảng trải đồng đều hình học, có ba chiều, có thể phân cách thành những khoảng chiếu ứng được với nhau. Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những phẩm chất của
chúng độc lập với chất liệu được chất chứa trong chúng” [16, tr. 24].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê đã cắt nghĩa lí giải về không gian: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả các sự vật
hiện tượng xung quanh đời sống con người” [34, tr. 633]. Nguyễn Như Ý và
các tác giả trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ họcđịnh nghĩa rằng:
“Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có
độ dài, độ lớn khác nhau” [51, tr. 125].
Jean Chevaliechor và Alain Gheerbrant - Hai tác giả cuốn Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, cho rằng: “Không gian vừa là biểu tượng chung của
môi trường bên ngoài hay bên trong, mà bất kì một sinh thể nào, cá thể hay
tập thể đều hoạt động trong đó” [12, tr. 468].
Tóm lại, không gian là đối tượng của nhiều ngành khoa học và mỗi ngành có một phương pháp mục đích nghiên cứu khác nhau cho nên kết quả không giống nhau. Riêng khoa học ngôn ngữ xem xét không gian với tư cách là một phạm trù nghệ thuật nên nó cũng sẽ có những nét đặc thù riêng. Đó là tính quan niệm và biểu trưng.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập và người Việt có những đặc thù về điểm nhìn. Người Việt lấy chủ thể phát ngôn làm yếu tố trung tâm để xác định các mối quan hệ không gian và xã hội trong giao tiếp. Từ ngữ chỉ không gian trong tiếng Việt có các dạng cơ bản sau:
Từ ngữ không gian chỉ địa danh xác định như: Hà Nội, Huế, Pleiku…
Từ ngữ chỉ không gian đa chiều - không gian không xác định như:
Thiên đường, địa ngục, bình minh, hoàng hôn…
la, mênh mông…; chỉ khoảng cách: xa, gần…; chỉ vị trí: này, nọ, kia, ấy…;
chỉ hướng: đi, đến, sang, qua, về, lại…
Từ ngữ chỉ không gian vật lí: xa, gần, rộng, hep, cao, thấp, trên, dưới, trong, ngoài…
Từ ngữ chỉ không gian văn hóa - xã hội: mảnh đất hát, vùng quê tiếng sáo, đất nước lời ru…
Từ ngữ chỉ không gian tâm lí con người: cõi lòng, trong tâm hồn, trong trái tim, trong khối óc, miền tâm trạng…