Từ ngữ chỉ không gian qua phép so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong thơ của văn công hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học (Trang 75)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Từ ngữ chỉ không gian qua phép so sánh

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu nói thêm phần thuyết phục. Cù Đình Tú trong Phong Cách học và đặc

điểm tu từ tiếng Việt đã viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai

hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau)

nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng” [49, tr.74].

Mô hình truyền thống của nghệ thuật so sánh là: Vế A + Từ so sánh + Vế B

Trong đó:

- Vế A: Là đối tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng hay còn gọi là chủ thể so sánh.

- Vế B: Là đối tượng dùng để so sánh hay còn gọi là hình ảnh so sánh - Từ so sánh: như, bằng, hơn, kém, bao nhiêu, bấy nhiêu

Qua so sánh đặc điểm của vế A sẽ được miêu tả, cụ thể hóa bằng đặc điểm, tính chất, màu sắc… của hình ảnh ở vế B.

Trong thơ ca truyền thống, so sánh được dùng như một phương tiện dùng để biểu cảm. Trong thơ hiện đại, biện pháp so sánh được vận dụng với nhiều sắc diện mới. Các nhà thơ hiện đại có ý thức mở rộng biên độ so sánh bằng cách mở ra nhiều trường ngữ nghĩa.

Có ba cách so sánh: thứ nhất là so sánh cùng đối tượng, thứ hai là so sánh khác loại, thứ ba là so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

Theo khảo sát của chúng tôi, Văn Công Hùng đã có rất nhiều lần sử dụng biện pháp so sánh. Trong thơ Văn Công Hùng, cấu trúc so sánh được xây dựng từ nhiều mối quan hệ ngữ nghĩa, nhưng nhà thơ sử dụng nhiều nhất là so sánh đối tượng cùng loại :

Pleiku như chân trời định mệnh/ xa ngái nào cũng thấp thoáng mây

trôi” (Những buổi chiều không mất).

Đây là biện pháp so sánh: giữa cái cụ thể là Pleiku - là địa danh, là thành phố của cao nguyên lộng gió tỉnh Gia Lai và cái cụ thể là chân trời: là đường giới hạn của tầm mắt ở nơi tít xa. Cái cụ thể ấy gắn với định mệnh tạo ra hình ảnh so sánh: chân trời định mệnh. Sự so sánh giữa hai đối tượng ấy có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh tình yêu đối với mảnh đất Pleiku là định mệnh, không thay đổi, luôn cố định và thường trực trong lòng tác giả. Tình yêu ấy trải rộng khắp không gian, bao trùm cả thời gian.

Hay bên cạnh đó, thơ của Văn Công Hùng có những từ ngữ chỉ không gian cụ thể được ông đem ra so sánh với cái trừu tượng đem lại những hiệu ứng nhất định: “Chiều như lửa đốt lòng nhau/ tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người”

(Tượng mồ). Chiều (cái được so sánh) là thời gian chung chung kéo dài từ 13h

- 18h, thời gian ấy không cụ thể và lửa (cái dùng để so sánh) rất cụ thể có đặc điểm: nóng, không thể nắm bắt. Chiềulửa đốt lòng - gợi ra một không gian của sự chia biệt giữa người ở lại và người về bên kia thế giới trong không gian lễ bỏ mả. Đó là không gian tâm trạng bồn chồn, đau xót, lẫn tiếc thương nhưng đồng thời cũng là niềm vui bởi theo phong tục của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, sau lễ bỏ mả, người chết sẽ được bước vào thế giới bên kia với niềm vui và hạnh phúc. Có được ý nghĩa đó là nhờ vào biện pháp tu từ so sánh mang lại.

Viết về tình yêu, Văn Công Hùng cũng chọn biện pháp so sánh giữa hai đối tượng khác loại như:

Em guồng vào anh cơn say bất tận/ tiếng lá buồn rơi suốt vườn đêm/ như

là gió đang xào xạc đâu đó/ như là mưa đang náu giữa vai người” (Ngày

không bình yên nữa).

gian nhỏ hẹp - lòng anh. Hình ảnh so sánh: “tiếng lá buồn…”, “gió đang xào xạc…”, “mưa đang náu…” lại mở ra một không gian rộng lớn. Một hiện tượng mà được đối chiếu so sánh với nhiều hiện tượng khác. Nhiều hình ảnh so sánh xuất hiện liên tiếp khiến không gian liên tưởng được mở rộng: có khi là cơn say bất tận, có khi là nỗi buồn, có khi là gió xào xạc, khi khác lại như mưa… cứ thế, tiếp nối nhau tạo hiệu ứng tăng cấp cho cung bậc cảm xúc. Vế được so sánh tạo nên chuỗi liên tưởng bất ngờ, lột tả được tâm trạng khi yêu: tình yêu của em khiến tâm trạng của anh thay đổi liên tục, biến hóa không ngừng bởi các trạng thái cảm xúc khác nhau. Cũng dễ lý giải bởi tình yêu muôn đời là thế: thật khó đoán, khó nắm bắt bởi tình yêu muôn hình, vạn trạng.

Các từ ngữ chỉ không gian kết hợp với nhau trong thơ Văn Công Hùng cũng được tác giả sử dụng để so sánh khi miêu tả tiếng chiêng “Sông dài

như tiếng chiêng”. Lấy không gian chiều dài cụ thể của sông để so sánh

với độ ngân, độ vang của tiếng chiêng là hết sức hợp lý. Bởi sông đâu chỉ chảy theo một đường thẳng duy nhất, mà trên dòng chảy ấy sẽ chia ra nhiều nhánh sông, tỏa đi các hướng khác nhau, len lỏi vào trong những con phố, làng mạc… gắn bó mật thiết với cuộc sống con người. Tiếng chiêng cũng thế, mỗi khi đánh lên thì âm thanh đó cũng lan tỏa, trải dài và luôn gắn bó mật thiết với mọi hoạt động của con người trong đời sống hàng ngày. Cách so sánh gợi ra một không gian văn hóa cồng chiêng trong cuộc sống của người dân tộc Tây Nguyên.

Hay: “những cái giật mình thảng thốt như sóng ngầm động đất, như

chiêng đụng chiêng lửa tóe xanh lè”(Trường ca “Ngựa trắng bay về”). Hiện

tượng “giật mình thảng thốt” được so sánh với không gian rộng lớn của thiên nhiên gắn cùng thiên tai như “sóng ngầm động đất” -những con sóng ẩn sâu trong lòng đại dương bỗng một ngày cuồn cuộn triều dâng và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người mà điều này con

người cũng không thể ngờ tới. Hay cái “giật mình thảng thốt” được so sánh như “chiêng đụng chiêng” gây ra âm thanh cộng hưởng, đầy bất ngờ để mở ra một miền tâm trạng trong tác giả. Cách sử dụng biện pháp so sánh ấy tạo ra một không gian tâm trạng rất độc đáo, đầy ngỡ ngàng.

Nhiều hình ảnh so sánh tuy không mới nhưng rất lạ xuất hiện trong thơ Văn Công Hùng lại trở nên duyên dáng, tình tứ: “với mùa phượng cháy tình

cờ/ mùa thu như thể nắng vừa trôi qua” (Mùa thu như thể nắng vừa trôi qua).

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tác giả đã thông báo đến cho mọi người: Mùa thu đã đến, bằng cách sử dụng biện pháp so sánh: “như thể nắng vừa trôi qua”. Biện pháp này, tạo hiệu quả người đọc thấy: dường như vừa hôm qua, mùa hạ mang cái oi bức, mồ hôi còn nhễ nhại nay đã nhẹ nhàng lùi lại để nhường vào đó một không gian mát mẻ, dễ chịu cho mùa thu.

Biện pháp so sánh đã gợi ra những cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện trong thơ Văn Công Hùng với những nét nghĩa độc đáo. Nhờ sử dụng biện pháp so sánh nên không gian trong thơ Văn Công Hùng liên tục biến đổi, mở rộng đến vô cùng tạo nên dấu ấn rất riêng trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

3.3.2. Từ ngữ chỉ không gian qua phép tương phản - đối lập

Tương phản - đối lập là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt. Chính vì điều đó, trong thơ Văn Công Hùng sử dụng biện pháp tương phản - đối lập khá nhiều để miêu tả thế giới nội tâm. Đó là xúc cảm nồng nhiệt, đam mê mãnh liệt nhưng lại luôn thức tỉnh để nhận thức và tiết chế tình cảm. Điều này giúp ông có một không gian vừa đủ để suy ngẫm, để nhìn thấu suốt cái giản đơn và rối ren, cái lớn lao và cạn hẹp của chính mình và của đời sống. Phép tương phản, đối lập ở nhiều cấp độ đã giúp thi sĩ chuyển tải được tâm thức đó:

- Đối lập - tương phản trong câu chữ: “Anh nhớ em như là không thể nhớ/ chỉ một mình cui cút với mình thôi/ thế thì nhớ làm gì cho thêm nhớ/ cứ một

mình tưởng tượng một mình thôi” (Nhớ). Những từ ngữ rất gần gũi khi nói về nỗi nhớ - một trạng thái đương nhiên có trong tình yêu. Nhưng ở đây, khi đặt bên cạnh những từ ngữ: “không thể”, “cui cút”, “một mình”, “tưởng tượng” ta bỗng thấy một không gian tràn ngập sự đấu tranh, giằng xé tâm can, tư tưởng. Tác giả dùng từ ngữ phủ định “không”, “làm gì”, “thôi” nhưng lại tạo giá trị khẳng định: Nỗi nhớ em bao trùm khắp không gian, luồn lách trong ý chí, suy nghĩ. Nhân vật trữ tình đã để cảm xúc thắng lý trí và cuối cùng đành bất lực để mặc cảm xúc tự nhiên trôi.

Hay: “Em cứ vụt hiện vụt biến/ tôi ngẩn ngơ vào đứng ra ngồi/ câu hát vu

vơ chính là lời tự thú/ vệt mòn dấu chân đau đáu nỗi buồn” (Có một lần tôi đã

hát vu vơ). Hình ảnh em xuất hiện như khoác lên mình chiếc áo tàng hình bởi lúc

thì “vụt hiện” khi thì “vụt biến”. Không gian tương phản ấy khiến hành động của nhân vật trữ tình cũng “vào đứng”/“ra ngồi”. Biện pháp đối lập - tương phản đã tạo ra một không gian tâm trạng ngổn ngang, mâu thuẫn, một sự giằng xé tâm can khi yêu.

Ta bắt gặp không gian lễ hội bỏ mả: “có một đêm nay để ta gặp lại mình/ kể hết đi những điều chưa biết/ người đang sống nói với người đã chết/ âm thanh

chiêng cồng ngấm rượu ngả nghiêng(Tượng mồ). Ở đó sự đối lập giữa: “ta”

/“mình”; “người đang sống”/“người đã chết”. Qua những từ ngữ đối lập đã

khắc họa được hình ảnh không gian lễ hội bỏ mả - một nét văn hóa tâm linh của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ở đó người sống sẽ khóc thương, kể lể lần cuối cùng với người đã chết. Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi lên tiễn đưa người chết đi về thế giới bên kia.

- Đối lập - tương phản trong hình ảnh: Dốc đổ dài ai xuống thấp lên cao/ có

một kẻ lữ hành đang lạc lối (Chiều Pleiku). Hình ảnh “xuống thấp” đối lập với

lên cao” gợi tả không gian của con dốc như trải dài mênh mông càng làm nổi

Hay như câu thơ: “Chiều tưởng chừng bình yên/ mà ầm ào bão tố/ ai vừa

về qua đó/ khuấy một vùng lãng quên” (Ga ký ức). Ở hai câu thơ này có tương

phản hình ảnh thông qua hai từ ngữ “bình yên” “bão tố” làm nổi bật một không gian tâm trạng với những mâu thuẫn nội tại giữa quên và nhớ của ký ức một thời.

- Đối lập - tương phản trong tư tưởng: “Em như thể chưa bao giờ như thể/cõi đầy vơi thấp thoáng nẻo về/như không thể giữa những ngày đầy có thể/

em nhạt nhòa em hiện hữu, trời xanh “(Ngày em về). Thủ pháp tương phản đối

lập với hàng loạt cặp từ đối: “như thể”/chưa bao giờ như thể”; “đầy”/vơi”;

“không thể”/ có thể”; nhạt hòa”/hiện hữu” khiến cho không gian tư tưởng

rộng mở, đầy biến hóa và đầy bất ngờ, tạo sức hấp dẫn cho tình yêu. Phải là một người đầy trải nghiệm thì tác giả mới tinh tế nhận ra được điều ấy.

Xuất phát từ nhu cầu nhận thức đời sống trong chiều sâu bản chất, Văn Công Hùng ý thức rất rõ và coi trọng việc khám phá để khai thác các từ ngữ chỉ không gian qua các sự vật, hiện tượng trong mối tương quan đối lập. Nhằm tăng cường hiệu quả cho việc phản ánh đối tượng trong tác phẩm, Văn Công Hùng tìm kiếm, khám phá sự vật hiện tượng đặt ngay trong tương quan đối lập với chính nó để miêu tả và đẩy lên thành triết lí.

Sử dụng từ ngữ chỉ không gian qua phép tương phản - đối lập đã làm nên một nét phong cách thơ độc đáo trong thơ Văn Công Hùng. Đồng thời, nó còn giúp mở rộng không gian trong thơ của ông.

3.3. Giá trị biểu đạt của từ ngữ chỉ không gian trong thơ của Văn Công Hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học Công Hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học

3.3.1. Từ ngữ biểu đạt không gian gắn với địa danh, vùng miền

Từ chỉ không gian các địa danh, vùng miền khác nhau của nước ta trong thơ của Văn Công Hùng chiếm số lượng lớn, gồm 98 từ, xuất hiện 296 lần chiếm tỷ lệ 33.12 % số từ và 22.22 % tần số trong 222 tổng số từ

chỉ không gian và 680 lượt xuất hiện của các từ chỉ không gian. Từ ngữ chỉ không gian gắn với địa danh, vùng miền trong thơ của Văn Công Hùng bao gồm các địa danh hành chính như: Hà Nội, Huế, Pleiku, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tam Kỳ, Đồng Nai, Kon Tum, Sầm Sơn, Lạng Sơn, Quy Nhơn…

Không gian trong thơ Văn Công Hùng được mở rộng và trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Ta bắt gặp rất nhiều những địa danh được nhà thơ điểm mặt đặt tên. Các từ ngữ chỉ không gian về địa danh đã gợi ra không gian cụ thể, đồng thời cho ta thấy được bước chân tác giả đã đi qua rất nhiều vùng miền yêu thương của Tổ quốc và đều được ghi lại bằng cảm xúc chân thật với một thái độ trân trọng. Với một trái tim biết xúc động trước cuộc đời, trước sự vật, hiện tượng cho nên mỗi địa danh được nhắc đến trong thơ của Văn Công Hùng hiện ra thật khác biệt.

Một thủ đô Hà Nội hiện ra trong một không gian mùa đông với cái se lạnh, lảng bảng sương mỏng, với cuộc sống con người nơi đây chầm chậm nhưng không khỏi lưu luyến lòng người:

nhớ mùa đông Hà Nội

anh có con đường đầy ký ức bánh xe lăn xao xác

ô cửa mờ hơi thở của em mà em thì xa lắm

Tây Hồ lên sương phấp phỏng lối về... mùa đông

Hà Nội cho anh biết nhớ

em cồn cào rắc muối trong anh...

Nhịp thơ nhanh, hình ảnh liên tiếp xuất hiện vẽ ra một không gian của những “con đường” kí ức, của những “ô cửa ô”, của “Hồ Tây” bao trùm bởi

sương” sớm tạo ra không gian mùa đông đầy lãng mạn.

Không chỉ hướng ngòi bút về Hà Nội, nhà thơ thường dành tình cảm trước sắc trời quê hương, yêu tha thiết những vùng đất đã đi qua và chưa bao giờ tới: “Sơn La ngày tôi đến/ em như vừa mưa qua/ phố non mềm và nắng/

ngơ ngác này ngác ngơ” (Sơn La). Một vùng đất Sơn La tinh khôi, mới mẻ,

tràn ngập sắc nắng được hiện lên trong con mắt kẻ đang yêu.

Đến với Hải Phòng, nhà thơ phát hiện vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi, cần mẫn trong lao động của người dân nơi đây: “Hải Phòng vệt biển trần tay vẫy/ những con cá ươn người trơn nhẫy đêm/ những cô bé vừa tự tin vừa hoang

mang vật vờ như song/ em - bỗng - chiều - biệt - tan(Hải Phòng).

Vào miền Trung, đến với xứ Huế mộng mơ thì đó sẽ là không gian của

sông Hương”, “cầu Tràng Tiền”, “liễu” xanh, “mưa”, “gió”, “trăng” bên

thôn Vĩ Dạ thơ mộng ấy:” Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi/ cầu Tràng Tiền ngơ ngẩn đứng trông mưa/ hàng liễu mướt xanh bên bờ hư ảo/ gió An

Hòa dan díu Vĩ Dạ trăng” (Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi )

Hay đó là không gian quen thuộc của ao “sen”, “tiếng ve”, “trên cầu”,

con đường” của một làng quê nào đó nằm dọc bên phá Tam Giang:“ Ta về sen

nở từ lâu/ tiếng ve rả rích trên cầu Thanh Hương/ ta về ngược những con

đường/ đốt trong kỉ niệm khói mường tượng mưa” (Đò ngược phá Tam Giang).

Rời Huế đến với Tây Nguyên, song ký ức về Huế vẫn vẹn nguyên trong tác giả, ta gặp lại Huế thương ngay trên Cao Nguyên đất đỏ bazan: “Tóc em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong thơ của văn công hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)